Institute of Ecology and Biological Resources

TRANG CHỦ

CÔNG BỐ KHOA HỌC

TUYỂN TẬP HỘI NGHỊ

CƠ SỞ DỮ LIỆU SINH VẬT

THƯ ĐIỆN TỬ

LIÊN HỆ

ENGLISH

 

CƠ CẤU TỔ CHỨC NHIỆM KỲ 2010 - 2013

 

Ban chấp hành công đoàn cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhiệm kỳ 2010 – 2013, gồm 7 đồng chí:

1. Đồng chí Ngô Xuân Tường - Chủ tịch công đoàn

2. Đồng chí Dương Thị Hoàn – Phó chủ tịch

3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

4. Đồng chí Trương Xuân Lam - Uỷ viên

5. Đồng chí Trần Thị Phương Anh - Uỷ viên

6. Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Uỷ viên

7. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

Uỷ ban kiểm tra công đoàn, nhiệm kỳ 2010 – 2013 gồm 3 đồng chí

1.     Đồng chí Trịnh Minh Quang - Chủ nhiệm

2.     Đồng chí Vũ Thị Thanh Tâm - Uỷ viên

3.     Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

Danh sách các tổ công đoàn và tổ trưởng công đoàn trực thuộc Công đoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, gồm:

1.     Tổ công đoàn phòng Quản lý tổng hợp

                        Số lượng công đoàn viên:    11 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Phạm Đỗ Loan

2.     Tổ công đoàn phòng Bảo tàng động vật

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Lê Khương Thuý

3.     Tổ công đoàn phòng côn trùng học thực nghiệm

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Hạnh

4.     Tổ công đoàn phòng Động vật học Có xương sống

                        Số lượng công đoàn viên:    9 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Đặng Huy Phương

5.     Tổ công đoàn phòng Hệ thống học côn trùng

                        Số lượng công đoàn viên:    5 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Cao Quỳnh Nga

6.     Tổ công đoàn phòng Ký sinh trùng học

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Văn Hà

7.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái côn trùng

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Phạm Quỳnh Mai

8.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái Môi trường đất

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Thu Anh

9.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái Môi trường nước

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Cao Kim Thu

10. Tổ công đoàn phòng Sinh thái thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Đặng Thu Hương

11. Tổ công đoàn phòg Sinh thái viễn thám

                        Số lượng công đoàn viên:    4 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Lê Minh Hạnh

12. Tổ công đoàn phòng Tài nguyên thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    14 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Hiền

13. Tổ công đoàn phòng Thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    13 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Đỗ Thị Xuyến

14. Tổ công đoàn phòng Thực vật dân tộc học

                        Số lượng công đoàn viên:    5 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Bùi Văn Thanh

15. Tổ công đoàn phòng Tuyến trùng học

                        Số lượng công đoàn viên:    11 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Đình Tứ

16. Tổ công đoàn phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Phương Trang

17. Tổ công đoàn Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                        Tổ trưởng công đoàn:                             đ/c Trần Thanh Minh

 

 

 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHIỆM KỲ 2013 - 2015

 Ban chấp hành công đoàn cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, nhiệm kỳ 2013 – 2015, gồm 7 đồng chí:

1. Đồng chí Ngô Xuân Tường - Chủ tịch công đoàn

2. Đồng chí Dương Thị Hoàn – Phó chủ tịch

3. Đồng chí Cao Thị Kim Dung - Uỷ viên

4. Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Uỷ viên

5. Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

6. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

7. Đồng chí Lê Quang Tuấn - Uỷ viên

Uỷ ban kiểm tra công đoàn, nhiệm kỳ 2013 – 2015 gồm 3 đồng chí

1.     Đồng chí Trịnh Minh Quang - Chủ nhiệm

2.     Đồng chí Vũ Thị Thanh Tâm - Uỷ viên

3.     Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

Danh sách các tổ công đoàn và tổ trưởng công đoàn trực thuộc Công đoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, gồm:

1.     Tổ công đoàn phòng Quản lý tổng hợp

                        Số lượng công đoàn viên:    11 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Phạm Đỗ Loan

2.     Tổ công đoàn phòng Bảo tàng động vật

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Lê Đình Thanh

3.     Tổ công đoàn phòng côn trùng học thực nghiệm

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Hạnh

4.     Tổ công đoàn phòng Động vật học Có xương sống

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Xuân Nghĩa

5.     Tổ công đoàn phòng Hệ thống học côn trùng

                        Số lượng công đoàn viên:    5 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Cao Quỳnh Nga

6.     Tổ công đoàn phòng Ký sinh trùng học

                        Số lượng công đoàn viên:    9 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Mạnh Hùng

7.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái côn trùng

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Đặng Thị Hoa

8.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái Môi trường đất

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Thu Anh

9.     Tổ công đoàn phòng Sinh thái Môi trường nước

                        Số lượng công đoàn viên:    7 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Cao Kim Thu

10. Tổ công đoàn phòng Sinh thái thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Đặng Thu Hương

11. Tổ công đoàn phòg Sinh thái viễn thám

                        Số lượng công đoàn viên:    4 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Lê Minh Hạnh

12. Tổ công đoàn phòng Tài nguyên thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    13 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Phương Hạnh

13. Tổ công đoàn phòng Thực vật

                        Số lượng công đoàn viên:    12 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thế Cường

14. Tổ công đoàn phòng Thực vật dân tộc học

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Lưu Đàm Ngọc Anh

15. Tổ công đoàn phòng Tuyến trùng học

                        Số lượng công đoàn viên:    10 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Đình Tứ

16. Tổ công đoàn phòng Hệ thống học phân tử và Di truyền bảo tồn

                        Số lượng công đoàn viên:    6 đồng chí

                   Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Thị Phương Trang

17. Tổ công đoàn Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh

                        Số lượng công đoàn viên:    8 đồng chí

                        Tổ trưởng công đoàn:                   đ/c Nguyễn Văn Môn

 

 

 

CÁC KỲ ĐẠI HỘI

 

3. Nhiệm kỳ 2013 – 2015 Đại hội ngày 27/11/2012 Ban chấp hành công đoàn cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật gồm 7 đồng chí

1. Đồng chí Ngô Xuân Tường - Chủ tịch công đoàn

2. Đồng chí Dương Thị Hoàn – Phó chủ tịch

3. Đồng chí Cao Thị Kim Dung - Uỷ viên

4. Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Uỷ viên

5. Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

6. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

7. Đồng chí Lê Quang Tuấn - Uỷ viên

 Uỷ ban kiểm tra công đoàn, nhiệm kỳ 2013 – 2015 gồm 3 đồng chí:

1.     Đồng chí Trịnh Minh Quang - Chủ nhiệm

2.     Đồng chí Vũ Thị Thanh Tâm - Uỷ viên

3.     Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

 

2. Nhiệm kỳ 2010 – 2013

Đại hội ngày 16 tháng 6 năm 2010. Ban chấp hành công đoàn cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, gồm 7 đồng chí:

1. Đồng chí Ngô Xuân Tường - Chủ tịch công đoàn

2. Đồng chí Dương Thị Hoàn – Phó chủ tịch

3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

4. Đồng chí Trương Xuân Lam - Uỷ viên

5. Đồng chí Trần Thị Phương Anh - Uỷ viên

6. Đồng chí Nguyễn Văn Hà - Uỷ viên

7. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

Uỷ ban kiểm tra công đoàn, nhiệm kỳ 2010 – 2013 gồm 3 đồng chí:

1.     Đồng chí Trịnh Minh Quang - Chủ nhiệm

2.     Đồng chí Vũ Thị Thanh Tâm - Uỷ viên

3.     Đồng chí Nguyễn Thị Hạnh - Uỷ viên

1. Nhiệm kỳ 2007 – 2010

Công đoàn cơ sở Viện STTNSV đại hội ngày 27 tháng 12 năm 2007. Ban chấp hành cơ sở gồm 07 đồng chí:

          1. Đồng chí Trần Văn Thắng - Chủ tịch

2. Đồng chí Trần Thị Phương Anh - Phó chủ tịch

          3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

4. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

5. Đồng chí Trương Xuân Lam - Uỷ viên

6. Đồng chí Phan Kế Long - Uỷ viên

7. Đồng chí Ngô Xuân Tường - Uỷ viên

Uỷ ban kiểm tra Công đoàn gồm 3 đồng chí:

4.     Đồng chí Ngô Xuân Tường  - Chủ nhiệm

5.     Đồng chí Vũ Thị Thanh Tâm - Uỷ viên

6.     Đồng chí Đỗ Văn Hài - Uỷ viên

III. GIAI ĐOẠN TỪ 2006 ĐẾN NAY

5. Nhiệm kỳ 2004-2006

Đại hội ngày 15-1-2004. Công đoàn chia thành 18 tổ công đoàn với 152 đoàn viên công đoàn. (112 nam và 40 nữ). BCH công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Trần Văn Thắng - Chủ tịch

2. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

4. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

5. Đồng chí Phạm Hồng Thái - Uỷ viên

4. Nhiệm kỳ 2001-2003

Đại hội  ngày 28-1-2001. Công đoàn được chia thành 17 tổ công đoàn với 165 đoàn viên công đoàn. BCH công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Chủ tịch

     2. Đồng chí Trần Văn Thắng - Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Phạm Văn Thính - Uỷ viên     

4. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

5. Đồng chí Chu Thị Thu Hà - Uỷ viên

3. Nhiệm kỳ 1999-2001

Đại hội ngày 25-2-1999. Công đoàn chia thành 14 tổ công đoàn với 149 đoàn viên công đoàn. BCH công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Trần Văn Thắng – Chủ tịch                    

     2. Đồng chí Đặng Thị Đáp – Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Phạm Văn Thính - Uỷ viên     

4. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

5. Đồng chí Vũ Thị Chỉ - Uỷ viên

2. Nhiệm kỳ 1996-1999

Đại hội ngày 1-2-1996. Công đoàn chia thành 14 tổ công đoàn với 135 đoàn viên công đoàn. BCH công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Trần Văn Thắng - Chủ tịch

     2. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Phạm Văn Thính - Uỷ viên     

4. Đồng chí Nguyễn Thị Đỏ - Uỷ viên

5. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

1. Nhiệm kỳ 1994-1996

Đại hội ngày 28-1-1994. Công đoàn chia thành 14 tổ công đoàn với 114 đoàn viên công đoàn. BCH công đoàn Viện STTNSV gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Chủ tịch

     2. Đồng chí Trần Văn Thắng – Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

     4. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Uỷ viên

     5. Đồng chí Phạm Văn Thính - Uỷ viên

II. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1994 - 2006

Giai đoạn này có 05 kỳ Đại hội (được tổ chức 5 năm 2 nhiệm kỳ)

9. Nhiệm kỳ 1993-1994

Đại hội ngày 07 tháng 01 năm 1993. Ban chấp hành Công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

1. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối – Chủ tịch

2. Đồng chí Trần Văn Thắng – Phó chủ tịch

3. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Ủy viên

4. Đồng chí  Nguyễn Thị Bạch Mai - Ủy viên

5. Đồng chí Phạm Văn Thính - Ủy viên

8. Nhiệm kỳ 1992-1993

Đại hội ngày 23 tháng 01 năm 1992. Ban chấp hành Công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối – Chủ tịch, phụ trách chung

     2. Đồng chí Trần Văn Thắng – Phó chủ tịch, phụ trách tổ chức

     3. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Ủy viên, phụ trách khoa học, nữ công

     4. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Ủy viên, phụ trách tài chính

     5. Đồng chí Phạm Văn Thính - Ủy viên, phụ trách đời sống

7. Nhiệm kỳ 1991-1992

Đại hội ngày 19/01/1991. Ban chấp hành Công đoàn Viện STTNSV  gồm 5 đồng chí:

     1. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối – Chủ tịch

     2. Đồng chí Trần Văn Thắng – Phó chủ tịch

     3. Đồng chí Nguyễn Thị Lan - Ủy viên

     4. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Ủy viên

     5. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Ủy viên

6. Nhiệm kỳ 1990-1991

Đại hội công đoàn ngày 09 tháng 02 năm 1990. ừ 1985 đến 1990 số lượng công đoàn viên giao động trong khoảng từ 88 đến 116 công đoàn viên. Trong thời gian này có 9 tổ công đoàn. BCH công đoàn gồm 04 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Khắc Đỗ - Thư ký công đoàn

2. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Uỷ viên

3. Đồng chí Đặng Thị Đáp - Uỷ viên

4. Đồng chí Phạm Văn Lực - Uỷ viên

Ban thanh tra nhân dân gồm 04 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Ngọc Châu

2. Đồng chí Mai Phú Quý

3. Đồng chí Vũ Xuân Phương

4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Khang.

5. Nhiệm kỳ 1989-1990

Đại hội công đoàn ngày 24 tháng 01 năm 1989. BCH công đoàn gồm 4 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Khắc Đỗ - Thư ký công đoàn

2. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Uỷ viên

3. Đồng chí Phạm Văn Lực - Uỷ viên

4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Khang - Uỷ viên.

4. Nhiệm kỳ 1988-1989

Đại hội công đoàn ngày 25 tháng 1 năm 1988. BCH công đoàn gồm 7 đồng chí:

1. Đồng chí Nguyễn Cử - Thư ký công đoàn

2. Đồng chí Nguyễn Khắc Đỗ - Phó thư

3. Đồng chí Vũ Xuân Phương - Uỷ viên

4. Đồng chí Nguyễn Ngọc Châu - Uỷ viên

5. Đồng chí Trần Thị Lài - Uỷ viên

6. Đồng chí Nguyễn Ngọc Khang - Uỷ viên

7. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Uỷ viên.

3. Nhiệm kỳ 1987-1988

Đại hội ngày 12 tháng 01 năm 1987.

2. Nhiệm kỳ 1986-1987

Không lưu được số liệu.

1. Nhiệm kỳ 1985-1986

Không lưu được số liệu.

I. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1985 - 1994

Căn cứ vào quá trình phát triển, tổ chức hoạt động và thời gian các kỳ đại hội, Công đoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được chia làm 3 giai đoạn:

Đại hội tiến hành mỗi năm một nhiệm kỳ, giai đoạn này có 9 kỳ Đại hội

 

Công đoàn Viện STTNSV  được nâng cấp lên công đoàn cơ sở lâm thời theo quyết định số 136 QĐ-CĐ ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Ban thường vụ Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Công đoàn bao gồm 18 tổ với 152 đoàn viên công đoàn. BCH công đoàn lâm thời cơ sở Viện STTNSV  7 đồng chí:

          1. Đồng chí Trần Văn Thắng - Chủ tịch

2. Đồng chí Huỳnh Thị Kim Hối - Phó chủ tịch

          3. Đồng chí Nguyễn Thị Bạch Mai - Uỷ viên

4. Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

5. Đồng chí Phạm Hồng Thái - Uỷ viên

6. Đồng chí Nguyễn Quốc Bình - Uỷ viên

7. Đồng chí Chu Thị Thu Hà - Uỷ viên

Uỷ ban kiểm tra Công đoàn gồm 3 đồng chí:

1.     Đồng chí Phạm Đình Trọng  - Chủ nhiệm

2.     Đồng chí Trịnh Minh Quang - Uỷ viên

3.     Đồng chí Hà Văn Tuế - Uỷ viên

 

 

 

 

MỘT SỐ THÀNH TÍCH

 - Năm 2012:

48. Bằng khen của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và công đoàn vững mạnh năm 2012.

- Năm 2011:

39. Cờ thi đua của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao - Giải nhì toàn đoàn năm 2011 (8/2011).

40. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhất “Bóng bàn đơn nữ”

41. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhất “Bóng bàn đơn nữ”

42. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhất “Cầu lông đôi nam nữ”

43. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhì “Bóng bàn đơn nam”

44. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhì “Bóng bàn đôi nam nữ”

45. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải nhì “Cầu lông đôi nữ dưới 40”

46. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải ba “Bóng bàn đơn nam”

47. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tham gia giải thể thao – Giải ba “Cầu lông đơn nam”

- Năm 2010:

 35. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Hội diễn văn nghệ năm 2010.

36. Cờ thi đua của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Hội diễn văn nghệ - Giải khuyến khích toàn đoàn năm 2010.

37. Chứng nhận của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Đạt giải khuyến khích - Tiết mục tốp ca nữ “Lời ru” tại hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2010.

38. Chứng nhận của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Đạt giải khuyến khích - Tiết mục tốp ca nam nữ “Lời ru âu lạc” tại hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2010.

- Năm 2009:

 31. Bằng khen của công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong 10 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành – Sáng tạo - Tận tuỵ - Gương mẫu” (1999 – 2009).

32. Bằng khen của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải Ba - Cuộc thi “Tìm hiểu về Công đoàn Việt Nam, 80 năm - Một chặng đường lịch sử” và tìm hiểu về “Công đoàn Viên chức Việt Nam, 15 năm - Một chặng đường phát triển”.

33. Cờ lưu niệm của Uỷ Ban nhân dân phường Nghĩa Đô - Về việc: Đơn vị tham gia đại hội thể dục thể thao lần thứ III của phường Nghĩa Đô tháng 5/2009.

34. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải thể thao năm 2009.

- Năm 2008:

 30. Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2008.

- Năm 2007:

 26. Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2007.

27. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải bòng chuyền năm 2007.

28. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc:Giải Nhì đơn nam - Giải bóng bàn năm 2007. Kỷ niệm 117 năm, ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

29. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải bóng đá mini tháng 3/2007.

- Năm 2006:

 25. Cờ thi đua của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Đơn vị có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2006.

- Năm 2005:

 22. Bằng khen của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích tổ chức thực hiện tốt nội dung “Bản quy định về mối quan hệ công tác giữa lãnh đạo chính quyền và công đoàn ở các đơn vị trực thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia” trong 5 năm (2001 – 2005).

23. Cờ thi đua của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Đơn vị có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2005.

24. Cờ thi đua của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải Ba - Hội diễn văn nghệ quần chúng. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 20/5/1975 – 20/5/2005.

- Năm 2004:

 17. Bằng khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua xây dựng cơ quan và công đoàn vững mạnh năm 2004.

18. Bằng khen của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Hợp ca: Liên khúc Bài ca Điện biên” của đội văn nghệ quần chúng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đạt giải A tại hội diễn văn nghệ quần chúng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm 2004.

19. Bằng khen của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Tập thể nữ - Công đoàn Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đạt danh hiệu “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà” năm 2004.

20. Cờ thi đua của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Giải B toàn đoàn - Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2004.

21. Cờ lưu niệm của Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Về việc: Hội diễn văn nghệ năm 2004.

- Năm 2003:

 16. Cờ thi đua của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Công đoàn vững mạnh xuất sắc nhất năm 2003.

- Năm 2002:

 13. Bằng khen của Công đoàn Viên chức Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong rào thi đua thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành – Sáng tạo - Tận tuỵ - Gương mẫu” (1999 – 2002).

14. Cờ thi đua của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Công đoàn vững mạnh xuất sắc năm 2002.

15. Cờ lưu niệm của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 2002.

- Năm 2001:

 12. Cờ lưu niệm của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Giải thể thao năm 2001.

 - Năm 2000:

 7.     Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh năm 2000.

8.     Cờ lưu niệm của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thuộc Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia - Về việc: Giao lưu thiên niên kỷ 26/3/2000.

9.     Cờ lưu niệm của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia - Về việc: Giải Nhất bóng đá mini năm 2000.

10. Cờ lưu niệm của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia - Về việc: Giải Ba bóng truyền nam năm 2000.

11. Cờ lưu niệm của Viện Di truyền Nông nghiệp - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Về việc: Giao lưu bóng bàn, cầu lông năm 2000.

- Năm 1999:

 6.     Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn năm 1993 – 1998.

 - Năm 1998:

 5.     Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Về việc: Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Lao động giỏi” và xây dựng tổ chức công đoàn năm 1998.

- Năm 1997:

 1.     Cờ lưu niệm của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 1997.

2.     Giấy khen của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Giải Nhất toàn đoàn - Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 1997.

3.     Giấy khen của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia - Về việc: Giải Ba: Tốp ca nữ. Trong hội diễn văn nghệ quần chúng - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia năm 1997.

4.     Giấy khen của Công đoàn Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia - Về việc: Giải Nhì tốp ca nam - Hội diễn văn nghệ quần chúng năm 1997.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



MỘT SỐ CẢM TƯỞNG



VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG ĐOÀN

Ở VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

 

PGS. TS. Trần Minh Hợi

Nguyên bí thư Đảng uỷ Viện STTNSV

          Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Chương IX, Điều 41 nêu rõ “Đảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị-xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện”. Do đó, Đảng bộ Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã sáng suốt chỉ đạo tốt việc “phối hợp giữa Công đoàn và Chính quyền”.

          Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Viện STTNSV  qua các nhiệm kỳ luôn nhấn mạnh sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quần chúng (Công đoàn và Đoàn Thanh Niên) trong Viện.

          Đảng ủy luôn có sự chỉ đạo trực tiếp với Ban chấp hành Công đoàn Viện trong mọi công tác; hướng các hoạt động của tổ chức Công đoàn vào các phong trào thi đua say mê lao động sáng tạo, làm việc có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Viện, hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Công đoàn luôn là nòng cốt trong việc tổ chức và động viên phong trào thi đua, giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia tích cực các hoạt động xã hội.

          Đảng ủy chỉ đạo việc chuẩn bị tổ chức Đại hội Công đoàn Viện qua từng nhiệm kỳ, bao gồm công tác tổ chức, nhân sự, phương hướng, nội dung hoạt động.

          Đảng bộ lãnh đạo Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình; đặc biệt trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đoàn kết, động viên, tập huấn quần chúng thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cơ quan.

          Đảng ủy thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác phát triển Đảng trong tổ chức Công đoàn nhằm bồi dưỡng những công đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng. Trong thời gian qua, Công đoàn đã bồi dưỡng và giới thiệu nhiều quần chúng ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp.

          Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Viện STTNSV  đã có nhiều đóng góp quan trọng, đã không ngừng lớn mạnh từ một tổ chức Công đoàn trực thuộc thành tổ chức Công đoàn cơ sở với nhiều hoạt động thiết thực và có hiệu quả.

          Thay mặt Đảng ủy cơ sở, tôi xin chúc mừng những thành tích mà Công đoàn Viện STTNSV  đã đạt được trong thời gian qua.

 

 

SỰ PHỐI HỢP GIỮA CÔNG ĐOÀN VÀ CHÍNH QUYỀN LÀ SỨC MẠNH TỔNG HỢP TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG QUA CÁC THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh

Nguyên Viện trưởng Viện ST&TNSV

1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của sự phối hợp

          Trước tiên, tôi xin bày tỏ niềm vui mừng phấn khởi chào mừng Công đoàn Viện STTNSV  tròn 25 tuổi, giàu ước mơ, tuổi đầy hứa hẹn và sự thành đạt. Nhân dịp này, với tấm lòng của một cán bộ hưu trí, một đoàn viên công đoàn năm xưa, tôi chân thành kính chúc các đồng chí trong Ban chấp hành Công đoàn các cấp và toàn thể đoàn viên công đoàn các thế hệ của Viện STTNSV , thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thật mạnh khỏe, nhiều thắng lợi trong mọi hoạt động quản lý, nghiên cứu khoa học của Viện và hạnh phúc trong cuộc sống.

          Thưa các đồng chí và các bạn, hồi tưởng lại những ngày đầu thập kỷ, những năm 80 của thế kỷ XX, tức là 25 năm về trước, hướng khoa học Công nghệ Sinh thái-Tài nguyên sinh vật và Môi trường thuộc Viện Khoa học Việt Nam đã chính thức ra đời. Thực ra, các đề tài nghiên cứu theo hướng này cũng đã có từ lâu trong các Viện nghiên cứu Khoa học tự nhiên, Viện Sinh vật học, thuộc Viện Khoa học Việt Nam. Như vậy là đã một phần tư thế kỷ trôi qua, cùng với quá trình xây dựng, vận động và phát triển không ngừng của đất nước, được sự quan tâm của Đảng bộ và Ban chấp hành Công đoàn Viện Khoa học Việt Nam, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia trước đây, nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Công đoàn Viện STTNSV  đã từng bước trưởng thành, phát triển và lớn mạnh không ngừng.

          Sự trưởng thành lớn lên của Công đoàn cũng như của Viện STTNSV  không chỉ về thành tựu nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ cho nhân dân, cho đất nước, mà còn thể hiện ở sự thành công vững vàng về mặt tổ chức, xây dựng lực lượng Công đoàn ngày càng hùng mạnh. Sự trưởng thành giữa các thế hệ nối tiếp nhau đã hình thành nên một đội ngũ cán bộ công đoàn có năng lực, có kinh nghiệm, có trình độ nghiên cứu và quản lý qua các thời kỳ trong quá trình phát triển đi lên của Viện STTNSV  suốt 25 năm qua.

          Sở dĩ có được sự thành công rất đáng được trân trọng và khích lệ đó, là nhờ sự phấn đấu, sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của toàn thể đoàn viên công đoàn, của toàn thể cán bộ công nhân viên chức của Viện STTNSV  qua các giai đoạn. Nhưng không kém phần quan trọng, đó là có sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn và Chính quyền, đây là yếu tố dệt nên mọi sự thành công suốt cả quá trình xây dựng và phát triển Viện.

          Sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa Chính quyền và Công đoàn, có nghĩa là mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau theo quy chế phối hợp giữa những người đại diện cho đoàn viên công đoàn là Ban chấp hành Công đoàn với Ban Lãnh đạo Viện là những người đại diện cho công nhân viên chức được qui định, phân công rõ ràng, cụ thể dựa trên nguyên tắc dân chủ, bàn bạc, cởi mở, thân thiện không chỉ ở cấp Lãnh đạo Viện mà ngay cả ở các cấp Công đoàn bộ phận, tổ Công đoàn với các phòng ban chuyên môn trong viện.

          Tuy nhiên tất cả mọi việc đều dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng: Đảng bộ, Chi bộ, tổ Đảng, có nghĩa là chúng ta đã và đang kết nối tất cả các thành viên trong cơ quan qua các thời kỳ lịch sử thành một khối thống nhất, vững chắc với mục đích duy nhất là xây dựng Viện STTNSV  thành một đơn vị nghiên cứu khoa học và công nghệ vững mạnh trong Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, để thực hiện một hướng khoa học và công nghệ vô cùng quan trọng của đất nước hiện nay và cả trong tương lai : “Hướng Sinh thái Tài nguyên, Đa dạng sinh học và Bảo vệ môi trường”.

2. Nội dung và thành quả của sự phối hợp.

          Để minh chứng sự phối hợp trong sáng giữa Công đoàn và Chính quyền Viện STTNSV  với tinh thần trách nhiệm cao của các thế hệ Ban chấp hành Công đoàn với các nhiệm kỳ Chính quyền Viện trong 25 năm xây dựng và phát triển, tôi xin nêu lên một số nét cơ bản về sự phối hợp cần thiết, một mối quan hệ gắn bó hữu cơ tốt đẹp giữa Lãnh đạo Công đoàn và Lãnh đạo Chính quyền qua các thời kỳ đặc biệt của 25 năm vừa qua, 25 gắn bó với cái tên “Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật”.

2.1. Như chúng ta đều biết, Viện STTNSV  cũng như các viện khác trong ngành sinh vật học ở Viện Khoa học Việt Nam trước đây, nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cũng đều xuất  thân từ ban Sinh vật Địa thuộc Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà Nước từ những năm đầu của thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Và từ năm 1975, Viện Sinh vật học (thuộc Viện Khoa học Việt Nam) trong đó có lĩnh vực Sinh thái và Tài nguyên sinh vật được thành lập. Trong những năm từ 1975 trở về trước là giai đoạn khó khăn của đất nước, cũng chính trong thời kỳ đó, vai trò của Công đoàn nói chung và của đoàn viên công đoàn Ngành Sinh vật nói riêng đã được thể hiện rất rõ rệt. Công đoàn đã cùng với các cấp chính quyền động viên toàn thể cán bộ công nhân viên chức khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn để thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước giao phó. Có thể nói, hoàn cảnh càng khó khăn thì sự trao đổi, bàn bạc giữa Công đoàn với Chính quyền càng thường xuyên, gắn bó và mật thiết hơn để tìm được hướng giải quyết thích hợp nhất trong từng điều kiện, từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ như khắc phục khó khăn khi Viện đi sơ tán ở Lập Thạch (Vĩnh Phúc), Hiệp Hoà (Bắc Giang).

2.2. Thời gian trôi qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước, của Viện Khoa học Việt Nam, của Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện STTNSV  cũng được bắt đầu và ra đời từ những tháng năm đầu tiên của thập kỷ 90 thuộc thế kỷ trước tức là ngày 5 tháng 3 năm 1990, Viện STTNSV  chính thức được thành lập theo quyết định số 65/CTQD-HĐBT. Như vậy, trải qua 25 năm, hướng sinh thái, tài nguyên và môi trường trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hoạt động một cách tích cực, mạnh mẽ và đúng hướng. Với thời gian gần một phần tư thế kỷ thực hiện một hướng nghiên cứu trọng đại bao hàm nhiều vấn đề về khoa học cơ bản của nguồn tài nguyên sinh học, của đa dạng sinh học trong thiên nhiên kể cả đa dạng về cây, con truyền thống ... cũng không phải là dễ dàng, trong hoàn cảnh trang thiết bị, nguồn kinh phí và nhân lực còn hạn chế. Tuy nhiên chúng ta đã có những đóng góp nhất định qua những thành tựu về khoa học, công nghệ trong lĩnh vực điều tra cơ bản, đánh giá hiện trạng cũng như dự báo xu thế diễn biến của các nguồn tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, đồng thời đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật trong các hệ sinh thái, bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Các thành tựu, kết quả nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật cũng đã góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường ở nước ta. Các thành tựu cụ thể của các chương trình đề tài nghiên cứu khoa học thuộc hướng sinh thái và tài nguyên về bảo tồn đa dạng sinh học. Chính trong các thành tựu to lớn ấy, bên cạnh sự nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục của toàn thể các đoàn viên công đoàn, cán bộ công nhân viên chức của Viện qua các thời kỳ, thì cũng có sự đóng góp không nhỏ của các thế hệ Ban chấp hành Công đoàn và các đồng chí Lãnh đạo của Viện.

2.3. Nội dung và cách thức phối hợp.

          Cụm từ "phối hợp" mà chúng ta thường sử dụng, nghe cũng đơn giản nhưng thể hiện như thế nào để mang lại hiệu quả đúng với cụm từ đã có từ muôn đời nay là vấn đề không dễ dàng. May mắn là tất cả các cán bộ của các thế hệ ở Viện STTNSV  suốt 25 năm qua đã cố gắng thực hiện đúng đắn cụm từ "phối hợp" này. Đúng vậy, 25 năm qua, trong quá trình xây dựng và phát triển cũng trải qua biết bao khó khăn tưởng chừng không vượt qua được. Thế nhưng, có Chính quyền vững tay chèo lái, các thành viên trong Ban chấp hành Công đoàn các cấp của Viện luôn luôn đứng bên cạnh các tay lái để cùng bàn bạc, thảo luận, hiến kế từ việc nhỏ đến việc lớn của viện như các hướng nghiên cứu, các đề tài nghiên cứu trong các giai đoạn đều được thảo luận, bàn bạc dân chủ trước khi Hội đồng khoa học Viện xem xét quyết định. Không dừng lại ở khâu chuyên môn mà Ban chấp hành Công đoàn được Chính quyền luôn luôn giao phó trách nhiệm nặng nề là chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên chức của Viện. Đây là công việc không dễ dàng chút nào, vì từ xưa đến nay, các nhiệm kỳ của Ban chấp hành Công đoàn có lúc 5, lúc 7 thành viên, nhưng cũng chỉ có con người thôi, không hề có nguồn tài chính, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ Chính quyền giao phó! Bó tay ư! Không! và không hề xao lãng nhiệm vụ Chính quyền tin tưởng giao phó mà bằng sự nhiệt tình với tinh thần trách nhiệm cao của một tổ chức quần chúng, là cánh tay đắc lực của Đảng, các cán bộ Công đoàn của Viện ta luôn được sự đồng tình và hỗ trợ của các cấp chính quyền, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần và vật chất cho cán bộ công nhân viên chức rất có hiệu quả, rất đáng được trân trọng. Nói về phong trào thể dục thể thao, thể hiện qua phong trào tập luyện và thi các môn bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá ... cũng có lúc làm cho các đội bạn phải kiêng nể, thán phục. Còn văn nghệ thì cũng đã từng dấy lên phong trào toàn cán bộ công nhân viên chức trong Viện đứng lên sàn diễn của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các tiết mục đơn ca, song ca, tam tứ ca, thất bát lục ca và đồng ca hoành tráng thu hút đầy đủ các thế hệ "ca sĩ không chuyên" của Viện với tinh thần tiếng hát át những khó khăn để cùng chung sức làm tròn nghĩa vụ của cán bộ công chức, đã làm cho mọi người phải ngạc nhiên ngắm nhìn đội ngũ các đoàn viên Công đoàn Viện STTNSV  về sự thống nhất, đoàn kết vui vẻ của một tập thể khoẻ mạnh. Ngoài ra từ những năm đầu thập kỷ 90 trong thế kỷ XX đến nay, năm nào cứ mùa hè đến là với sự đồng thuận, ủng hộ chủ trương của Công đoàn, Ban Lãnh đạo Viện luôn hỗ trợ và tạo điều kiện giúp đỡ để Ban chấp hành Công đoàn thực hiện đáp ứng nhu cầu chính đáng của đoàn viên công đoàn bằng việc tổ chức các chuyến nghỉ mát đầy ấn tượng ở các bãi biển nổi tiếng của Việt Nam như Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Cát Bà, hạ Long .... Không dừng lại ở các cuộc tham quan xuyên Việt mà Ban chấp hành Công đoàn cùng chính quyền đã tạo điều kiện cho anh, chị em công đoàn viên có cơ hội tham quan ở những điạ danh du lịch nổi tiếng của một số nước như Trung Quốc, Thái Lan. Các chuyến xuất ngoại đầy ấn tượng để tạo cho sức khoẻ và tâm hồn không chỉ riêng các đoàn viên công đoàn đương chức mà cả các ông, bà, chú, cô và các cháu đã từng công tác trong Viện đều được mời tham gia đầy dủ và chu đáo.

          Thực hiện lời dạy của Bác hồ Kính yêu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và để thực hiện lời dạy bảo mang tính nhân văn cao cả ấy: cứ mỗi một mùa xuân đến, là thời kỳ của tre già, măng mọc, Ban chấp hành Công đoàn cùng Chính quyền Viện tổ chức mừng xuân, mừng người cao tuổi và năm nào cũng có tổ chức lễ mừng thọ cho những ông bà trường thọ của cái tuổi xưa nay hiếm, được nhận quà, nhận hoa.... thể hiện tình cảm cao đẹp qua các thế hệ. Rõ ràng vai trò của Công đoàn, đặc biệt của các đồng chí trong Ban chấp hành đã luôn luôn thể hiện tinh thần trách nhiệm cao đối với toàn thể đoàn viên công đoàn. Đấy cũng là lý do mà hầu như năm nào, Công đoàn Viện STTNSV  cũng vinh dự nhận được sự động viên, khen thưởng, cổ vũ khích lệ của Ban Lãnh đạo Công đoàn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các tổ chức Công đoàn cấp trên: Công đoàn Viên chức Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

          Cuối cùng tôi mong rằng toàn thể cán bộ công chức, đoàn viên công đoàn trong Viện cùng đồng thuận, nhất trí hoan nghênh sự phối hợp chặt chẽ tuyệt vời giữa Công đoàn và Chính quyền Viện STTNSV  trong 25 năm qua vì mục đích duy nhất là "chung lưng đấu cật" gánh vác, xây dựng và phát triển bền vững Viện STTNSV , thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Là một cán bộ, một đoàn viên công đoàn đã về hưu, tôi luôn tin tưởng và kính chúc cho sự hợp tác phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn và Chính quyền Viện STTNSV  ngày càng củng cố, phát triển. Nhân dịp kỷ niệm tuổi 25 của Công đoàn Viện STTNSV , tôi xin kính chúc các đồng chí trong Ban chấp hành Công đoàn cũ, mới, các cấp và toàn thể đoàn viên công đoàn các thế hệ Viện STTNSV  thật mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành đạt.

 

 

 

 

 


NGÀY ẤY – BÂY GIỜ

TS. Huỳnh Thị Kim Hối

Nguyên Chủ tịch Công đoàn Viện ST&TNSV

 

“ Ngày ấy” mà các anh chị em Công Đoàn viên chúng tôi muốn nói ở đây đó là những ngày bao cấp - đời sống phụ thuộc vào chế độ tem phiếu và cung cấp theo quy định – khó khăn nhất lúc đó là công tác đời sống. Bao giờ họp công đoàn ban đời sống cũng báo cáo dài nhất. Các đồng chí được phân công phụ trách công tác đời sống là những người được công đoàn “ Chọn mặt gửi vàng” phải nhanh nhẹn, tháo vát, công tâm và rất nhiệt tình. Các mặt hàng thực phẩm mua theo tem phiếu khi đó được cửa hàng thực phẩm đem vào cơ quan bán cho cán bộ công nhân viên trong giờ hành chính và thế là các chị em gái và các anh nam giới lớn tuổi – những người phải lo giữ tem phiếu thực phẩm của gia đình lại lục tục xuống căng tin của của quan để xếp hàng mua thực phẩm. Thịt thì ai cũng muốn mua thịt ba chỉ hay thịt thủ để được 1 thành 2, còn cá thì chả khi nào được mua cá to hay cá tươi. Cá biển ngày ấy chủ yếu là cá đồng tiền và cá hồng, nhiều nhất là cá đồng tiền đường kính của con cá chỉ khoảng 4 – 5cm, chúng tôi còn nhớ ngày ấy anh Khang cán bộ Công đoàn của chúng tôi gọi đó là cá thiếu nhi. Thỉnh thoảng Công đoàn có liên hệ mua được gà công nghiệp về phân phối cho anh chị em thì khi chia các anh chị phải cân xong cho ngay vào túi nilon để sau đó mọi người được chia có kiểm tra lại vẫn đủ cân. Một tháng 2 , 3 lần liên hệ được với công ty cá Hồ Tây, Thống Nhất mỗi tổ công đoàn lại cử anh chị em đi nhận cá về chia cho anh chị em công đoàn viên. Mỗi lần như vậy, mọi người phải có mặt ở nơi nhận cá từ 4,5 giờ sáng. Nhưng có khi đến quá trưa hay chiều mới đến lượt nhận cávà hầu như chia xong thì cũng hết giờ làm việc, cũng có hôm tối mịt mới chia xong. Vất vả là vậy nhưng chẳng có ai kêu ca phàn nàn. Nhiều nhóm nghiên cứu còn kết hợp đi công tác địa phương nếu có mặt hàng thực phẩm ngon như gạo, trứng đều mua về chia cho anh chị em công đoàn viên trong Viện. Những năm bao cấp  khó khăn đó công đoàn Viện nào có Ban chấp  hành công đoàn năng động thì tết nào anh chị em cũng được chia gạo, thịt, đậu xanh, nước mắm ngon để ăn tết ngoài túi quà tết được mua theo tiêu chuẩn nhà nước cấp. Công đoàn Viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật của chúng ta những năm đó cũng là một trong các Công đoàn của Viện KHVN năng động, có nhiều thành tích trong công tác  đời sống.

          Còn “bây giờ” thì khỏi phải bàn và nói nhiều. Những người nội trợ chỉ còn lo tính toán sao cho các bữa ăn vẫn đủ chất dinh dưỡng mà không bị lặp lại trong tuần. Mua bán cũng thuận tiện vô cùng. Ngay cả từ những chợ cóc nhỏ trên vỉa hè cũng đủ các loại thực phẩm như cá, thịt, đậu, rau.v.v. ngon nhất. Cá, tôm, cua biển cũng đủ loại còn tươi và sống bơi trong chậu. Câu nói “ Trăm người bán, vạn người mua” nhưng thời bao cấp thì có hàng gì mới ra là đã tranh nhau mua hết chưa nói là còn phải phân phối từ bao diêm, bao thuốc lá. Cô dâu, chú rể sau khi đăng ký kết hôn cầm giấy đăng ký mới mua được cái giường đôi, người chết có giấy khai tử mới mua được cái áo quan. Ngày nay giường và áo quan có đủ loại từ rẻ nhất đến đắt nhất, thoải mái, ai muốn mua “bao nhiêu” chiếc cũng được chỉ cần có tiền. Hàng hoá bầy bán ngoài thị trường ngày nay vô cùng phong phú đủ các chủng loại phục vụ nhu cầu đời sống của người dân. Do vậy người ta có cảm tưởng như “vạn người bán” mà chỉ có “trăm người mua”. Nếu ngày trước chỉ khi chị em sinh con mới được ăn gạo mới thì ngày nay không ai phải ăn gạo hẩm hưu như kiểu gạo mậu dịch bán theo kiểu bao cấp nữa. Ngày trước vì thiếu protit nên mỗi người phải ăn 3. 4 bát cơm, ngày nay chỉ cần 1, 2 bát là đủ còn chủ yếu là ăn thức ăn và hoa quả là chính. Thậm chí có nhóm khi vào ăn ở cửa hàng sang trọng cũng nhắc cho rau nhiều là chính. Cũng do dịch vụ công cộng quá đầy đủ nên công tác đời sống của Ban chấp hành công đoàn ngày nay không còn là trọng tâm nữa. Công tác chủ yếu của Ban chấp hành công đoàn bây giờ là động viên anh chị em công đoàn viên tham gia hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao hoàn thành tốt các phong trào thi đua do công đoàn cấp trên và cơ sở phát động. Tổ chức tốt công tác văn hoá, văn nghệ, nghỉ ngơi cho công đoàn viên và tham mưu, giám sát mọi hoạt động của đơn vị góp phần ổn định củng cố và phát triển của cơ quan. Ban chấp hành công đoàn ngày nay lại cần một sự năng động sáng tạo mới để giúp công đoàn viên trong đơn vị luôn vui, trẻ, sống chan hoà và khoẻ mạnh để cống hiến nhiều nhất cho sự nghiệp khoa học của nước nhà nói chung và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật nói riêng.

 

 

 


CỒNG ĐOÀN VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT – NGÔI NHÀ THỨ HAI CỦA TÔI

Trích bài dự thi “Công đoàn Việt Nam, 80 năm - Một chặng đường lịch sử”, Giải nhì công đoàn Viện ST&TNSV

Phùng Thị Tuyết Hồng

Phòng Tài nguyên Thực vật

 

Tôi về Viện gần 30 năm thì cũng đã có tới 18 năm Viện tổ chức cho Công đoàn viên đi nghỉ mát. Tất nhiên có năm tôi đi được có năm không đi được. Và kì nghỉ nào cũng để lại trong tôi nhiều kỉ niệm đẹp.

Nhớ ngày mới về Viện công tác (1980), tôi được nhận về làm ở Phòng Tài nguyên thực vật. Tôi không khỏi bỡ ngỡ nhưng được sự giúp đỡ tận tình của các anh, các chị trong phòng, tôi đã hoà nhập rất nhanh. Cho đến giờ đã gần 30 năm, 30 năm làm việc tại Viện với biết bao kỉ niệm. Và tôi xin kể một kỉ niệm sâu sắc trong hoạt động Công đoàn của tôi.

          Kỉ niệm không bao giờ tôi quên được. Đó là kì Hội diễn văn nghệ nhân kỉ niệm “50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm 2004”. Viện tôi tham gia một số tiết mục, trong đó có tiết mục đơn ca hát bài hát về Người mẹ có minh hoạ và tôi chính là người đóng vai bà mẹ. Tập luyện thật vất vả bởi vì mình không phải là diễn viên chuyên nghiệp mà cũng chẳng phải nghiệp dư. Rồi khi tập có đông người đứng xem thì lại ngượng ngùng, khớp nhạc cũng làm tôi lúng túng. Có lần em đạo diễn đã nói như phê bình tôi: “Con chưa chết, Mẹ đã lo chết trước”. Thế nhưng thật không ngờ lúc lên biểu diễn tôi hoá thân vào vai bà mẹ tiễn con trai lên đường ra mặt trận rất đạt. Cảnh hai mẹ con chia tay nhau bùi ngùi, xúc động, rồi đau khổ khi biết tin con mình hi sinh, mẹ đã vượt qua nỗi đau để sống, để làm việc và mẹ luôn tự hào vì đứa con của mình đã góp một phần nhỏ vào công cuộc giải phóng đất nước. Sau hội diễn mọi người ở Viện đã gọi tôi bằng cái tên “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”. Thú thực nghe mọi người gọi tên mình như vậy tôi cảm thất rất xúc động.

          Kỉ niệm trong hoạt động công đoàn sẽ còn in sâu trong trí nhớ của tôi. Tôi mong muốn công đoàn luôn phát huy thế mạnh của mình…là chỗ dựa tin cậy, giúp cho công đoàn viên yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi công việc được giao góp phần xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.

          Với công đoàn Viện STTNSV chúng tôi còn được sự ủng hộ rất lớn của Ban lãnh đạo Viện, Ban chấp hành công đoàn đã tổ chức cho công đoàn viên đi nghỉ mát (trước kia phải đóng góp một phần) sau này được chi trả toàn bộ. Các kì nghỉ thường được tổ chức vào thời điểm sau khi các cháu thi hết cấp, thi xong đại học. Mỗi đợt nghỉ từ 4-5 ngày. Điều đáng nói ở đây là cả Đoàn báo ăn tập thể tại nhà nghỉ hoặc khách sạn, không khí vui vẻ, đầm ấm như một gia đình lớn. Lần nghỉ nào cũng có đại diện của Ban lãnh đạo Viện đi cùng, nếu không được hết đợt thì cũng có mặt trong buổi liên hoan cuối cùng. Sau bữa liên hoan là chương trình giao lưu văn nghệ giữa công đoàn viên, các con, các cháu của công đoàn viên với cán bộ công nhân viên, con của cán bộ công nhân viên nơi đoàn nghỉ. Rất nhiều tiết mục tham gia như: hát, kể chuyện, vẽ, thời trang… Chương trình được dàn dựng rất hoành tráng, cũng có người dẫn chương trình, có nhạc sống, ban giám khảo, khách mời… Sôi động nhất là lúc các cháu biểu diễn: cháu hát, cháu nhảy hip hop, cháu vẽ tranh, rồi cháu kể chuyện với giọng đọc rất truyền cảm, cháu biểu diễn thời trang cũng rất chuyên nghiệp… và cũng có những tiết mục của các cháu làm cho ông, bà, cô, chú cười ra nước mắt. Kết thúc buổi biểu diễn do Ban giám khảo chấm điểm, trao giải và tặng quà. Kết thúc kì nghỉ mát nhưng dư âm vẫn còn đọng lại. Các cháu nói với bố, mẹ là mong năm sau lại được đi nghỉ mát cùng Viện của bố, mẹ.

          Sau mỗi kỳ nghỉ mát, anh chị em công đoàn viên trong Viện gắn bó với nhau hơn. Tôi rất mong Ban chấp hành công đoàn phát huy và duy trì để có những kì nghỉ mát bổ ích. Từ đó động viên tinh thần cho công đoàn viên để họ làm việc, cống hiến những thành quả khoa học cho Viện và cho đất nước.

Công đoàn Viện STTNSV  đã làm tốt công tác công đoàn như: thăm nom ốm đau, hiếu hỉ, xây dựng quỹ “Tấm lòng vàng”, quyên góp ủng hộ các phong trào bão lụt, đền ơn đáp nghĩa…Và còn là một trong số rất ít công đoàn đã tổ chức được một số đợt cho anh chị em công đoàn viên đi du lịch nước ngoài.

          Chuyến du lịch nước ngoài tôi muốn nói tới đó là chuyến du lịch Bắc Kinh – Hàng Châu – Tô Châu – Thượng Hải (8 ngày, 7 đêm) được tổ chức năm 2005 do Công đoàn Viện tổ chức, cá nhân đóng tiền. Chuyến tham quan Trung Quốc đã để lại trong tôi nhiều kỉ niệm. Chúng tôi leo lên Vạn lý trường thành, đi thăm Tử cấm thành, Quảng trường Thiên an môn, Tây hồ… nơi nào cũng lưu được những hình ảnh đẹp. Nhưng vui nhất là đoàn đi ô tô từ Hàng Châu, Tô Châu đến Thượng Hải. Suốt quãng đường đi, cả đoàn hát vang những bài hát, trong đó có cả bài nói lên tình hữu nghị Việt Nam và Trung Quốc. Sau đó người thì hát chèo, người thì kể chuyện, đơn ca, song ca…và cả đọc thơ. Trong chuyến đi đó, hai cháu hướng dẫn viên (một cháu đi cùng đoàn từ Bắc Kinh, còn cháu kia ở Thượng Hải) đã tổ chức sinh nhật cho một chị trong đoàn vào buổi tối, trong một phòng nhỏ của khách sạn. Không khí vui vẻ, đầm ấm và trang trọng. Tối đó chị xúc động thật sự, bản thân chị và chúng tôi không bao giờ quên được chuyến đi này và nhất là buổi tối này – tối 14/9/2005. Kết thúc chuyến đi, cháu hướng dẫn viên có nói rằng: “Cháu đã từng dẫn nhiều đoàn đi nhưng chưa thấy có đoàn nào lại vui nhộn, trẻ trung và để lại trong cháu nhiều kỉ niệm như đoàn của Viện Sinh thái”. Rồi đến lúc chia tay, cháu tiễn đoàn ra sân bay, bịn rịn nắm tay các bác, ôm các cô cháu khóc – đứng nhìn theo cả đoàn đi khuất, tôi cũng khóc và không bao giờ quên được cháu – hướng dẫn viên người Trung Quốc nói tiếng Việt rất giỏi lại có khiếu hài hước. Vâng, cháu là Thạch Thiếu Phần (chúng tôi hay gọi cháu là Phấn). Chúng tôi có nói với nhau mong có một dịp nào đấy sẽ gặp lại được cháu. Và mỗi khi gặp nhau chúng tôi vẫn nhắc lại những kỉ niệm của chuyến đi này.

          Chúng ta ai cũng có thời gian cống hiến, rồi sẽ về nghỉ hưu với gia đình: chồng, vợ, con cháu. Nhưng những kỉ niệm thì không bao giờ quên được. Kỉ niệm với đồng nghiệp, với bạn bè ở cơ quan cùng nhau trong những chuyến đi thực địa, với công việc chuyên môn và với những kì nghỉ mát, du lịch… thật thú vị - Nơi đó mái nhà thứ hai trong quãng đời công tác của tôi.

 

 

 

Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - IEBR

LIÊN HỆ

Công đoàn cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Địa chỉ: Nhà A11, số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện Thoại: 04.38360169      Fax: 84.4.38361196,

Email: congdoanvst@gmail.com

IEBR

Scientific council

Department of Administration

Department of Zoological Museum

Department of Experimental Entomology

Department of Verterbrate Zoology

Department of Insect Systematics

Department of Parasitology

Department of Insect Ecology

Department of Soil Ecology

Department of Aquatic Ecology

Department of Plant Ecology

Department of Remote Sensing Ecology

Department of Plant Resources

Department of Botany

Department of Ethnobotany

Department of Nematology

Department of Molecular Systematics and Conservation Genetics

Melinh Station for Biodiversity


Since August 4, 2022

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ VIII
- THÔNG BÁO SỐ 1
Nghiên cứu xây dựng cơ sở ban đầu cho lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật tại Viện Khoa học quốc gia Lào
MỘT SỐ PHẦN MỀM

Phần mềm MM&SMM&S

Phần mềm BIOKEYSBIOKEYS

Phần mềm PlantsVNPlantsVN

Phần mềm F-Structure A&SF-Structure A&S

ĐỀ TÀI TN3/T07 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC - TÂY NGUYÊN 3

LINKS

HN Herbarium
HA NOI HERBARIUM
LEGATO Project
LEGATO PROJECT
Tạp chí sinh học
Impact of MAngrove exploitation of the Benthic ecosystem and assessment of Ecological quality objectives -Vietnam and Belgium cooperation
CLB Xem chim Việt Nam

©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
Địa chỉ: 18 - Hoàng Quốc Việt - Cầu Giấy - Hà Nội
Tel. (8424) - 38360169;  Fax. (8424) - 38361196;  Email. iebr@iebr.ac.vn

Website được phát triển bởi Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật

Lần truy cập:
1996910
Số người đang truy cập: 158