|
|||||||
|
PHÒNG CÔN TRÙNG HỌC THỰC NGHIỆM Chức năng và nhiệm vụ: Nghiên cứu sinh thái thực nghiệm nhân nuôi côn trùng phục vụ phòng trừ sinh học và sử dụng nguồn tài nguyên côn trùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Hoạt động chuyên môn: Nghiên cứu các nhân tố sinh thái, nhằm thúc đẩy quá trình sinh sản của các loài côn trùng có ích, sản xuất ra những cá thể côn trùng có chất lượng cao phục vụ biện pháp phòng trừ sinh học và phục vụ cho các nghiên cứu thức nghiệm côn trùng. Bảo quản các loài ong mắt đỏ qua các thế hệ nhân nuôi, gìn giữ hoàn thiện quy trình sản xuất ong mắt đỏ (Trichogramma spp.). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng ký sinh, bắt mồi và ứng dụng chúng trong phòng trừ một số loài sâu hại nguy hiểm trong nông lâm nghiệp. Điều tra, phân loại một số nhóm côn trùng có ích nhằm khai thác nguồn lợi của chúng phục vụ nhân nuôi. Đã sưu tầm và lưu giữ các mẫu vật của các nhóm côn trùng ký sinh, bắt mồi phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng nguồn tài nguyên côn trùng nhằm phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Tham gia thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và các dự án hợp tác quốc tế. Công bố được nhiều công trình kết quả nghiên cứu khoa học tại các hội nghị, tạp chí trong nước và quốc tế. Hợp tác nghiên cứu: Hợp tác với nhiều cơ quan và tổ chức quốc tế như các trường đại học tổng hợp Kagoshima, Kyushu, Gakugei Tokyo, Hokaido, Ryukyus (Nhật Bản); mạng lưới nghiên cứu kiến quốc tế (AneT); Trung tâm bảo vệ đa dạng sinh học vùng ASEAN (ARCBC), Viện quốc tế phòng trừ sinh học (CAB). Trường Đại học tổng hợp Nông nghiệp Trung Quốc (CAU), Thái Lan (CBT),Pháp (MF), Viện thú ý Ipoh Malaysia. Trưởng phòng: NCVC. TS. Nguyễn Quang Cường. ĐT: +84-4-37565899; +84-(0)916853287. Email: quangcuongiebr@gmail.com Các cán bộ nghiên cứu:
|
|
©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT |