|
|||||||
|
PHÒNG HỆ THỐNG HỌC CÔN TRÙNG Chức năng và nhiệm vụ:
Nghiên cứu phân loại côn trùng; thu thập và lưu giữ mẫu vật côn trùng cho nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khu hệ côn trùng Việt Nam; tham gia biên soạn Động vật chí Việt Nam. Nghiên cứu đa dạng côn trùng và bảo tồn đa dạng côn trùng ở Việt Nam. Hoạt động
khoa học: Từ năm 1975
hoạt động như Tổ nghiên cứu côn trùng trong phòng Động vật học thuộc Viện Sinh vật học. Sau đó gia nhập vào phòng Sinh thái học côn trùng thuộc Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật. Từ năm 2000 tách ra thành phòng
nghiên cứu độc lập thuộc viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Phòng có 3 cán bộ đã nghỉ hưu là PGS. TSKH Lê Xuân Huệ, PGS. TS Tạ Huy Thịnh và CN. Đặng Đức Khương. Một số đề tài chủ yếu Phòng đã tham gia hoặc chủ trì: 1977-1983: Điều tra động vật Tây nguyên thuộc Chương trình Điều tra tổng hợp vùng Tây nguyên. 1984-1988: Điều tra sâu bệnh ở một số cây trồng chính ở Tây nguyên thuộc Chương trình 48C – Cơ sở khoa học quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở Tây nguyên. 1979-1985: Nghiên cứu khu hệ và sinh thái động vật Việt Nam thuộc Chương trình Hợp tác nghiên cứu tổng hợp Việt-Xô. 1981-1985: Nghiên cứu năng suất sinh học hệ sinh thái rừng Tây nguyên thuộc Chương trình 52 02 – Cơ sở khoa học của việc bảo vệ, khôi phục và sử dụng hợp lý tài nguyên. 1990-1991: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật vùng hồ chứa Sông Đà thuộc Chương trình Cơ sở khoa học để phát triển kinh tế – xã hội vùng lòng hồ Sông Đà. 1993-1995: Nghiên cứu giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường gây ra bởi hoá chất dùng trong nông nghiệp thuộc Chương trình KT 02- Bảo vệ môi trường. 2006-2007: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Miền Trung và đề xuất các giải pháp bảo tồn. Đề tài cấp VKHCNVN. 2008-2009: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn Bắc Trung bộ và đề xuất các biện pháp bảo tồn. Đề tài cấp VKHCNVN. 2008-2009: Nghiên cứu tính đa dạng của một số họ ngài (Heteroctera,
Lepidoptera) ở rừng tự nhiên Việt Nam dưới tác động của con người và ý nghĩa thực tiễn của chúng. Đề tài hợp tác song phương Việt-Nga cấp VKHCNVN. 2011-2012: Điều tra nghiên cứu đa dạng côn trùng dọc cung đường Hồ Chí Minh qua khu vực Tây Nguyên, đề xuất các giải pháp bảo vệ và phát huy đa dạng côn trùng. Đề tài cấp VKHCNVN. 2007-2010: Điều tra đánh giá ảnh hưởng lâu dài của chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh tới đa dạng sinh học tại một số vùng dọc biên giới Việt Lào ở Quảng Nam, Kon Tum và đề xuất các giải pháp cải tạo phục hồi. Đề tài độc lập cấp Nhà nước. 1996- đến nay: Các đề tài Biên soạn Động vật chí Việt Nam. 1996- đến nay: Các đề tài Biên soạn Sách đỏ Việt Nam. 1995- đến nay: Các đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống (nay là Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia – Nafosted). 2011-2014: Điều tra đánh giá các loài động vật, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cần được ưu tiên bảo vệ nhằm tu chỉnh Sách Đỏ Việt Nam Mã số: ĐTĐL.2011-G/23. 2011-2014: Điều tra, đánh giá hệ sinh thái rừng khộp và rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên và đề xuất giải pháp bảo tồn. Mã số: TN3/T07. 2012-2014: Phân loại học và bảo tồn đa dạng sinh học các loài ve sầu (Hemiptera: Cicadidae) ở miền Bắc Việt Nam (Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học IFS, Vương quốc Thuỵ Điển). Các đề tài, dự án đánh giá đa dạng sinh học và bảo tồn, xây dựng luận chứng kỹ thuật của nhiều Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên và Di sản thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Kết quả các hoạt động: Gần 400
công trình khoa học được công bố trong nước và quốc tế. Hơn 100 loài côn trùng mới cho khoa học được mô tả, hàng trăm loài côn trùng được ghi nhận mới cho khu hệ Việt Nam. 03 tập Động vật chí đã được xuất bản. Khoảng 500 000 mẫu vật côn trùng được lưu giữ tại phòng. Xây dựng các dẫn liệu cơ sở về đa dạng và bảo tồn côn trùng của nhiều khu vực khác nhau ở Việt Nam. Hợp tác quốc tế: Đã và đang có sự hợp tác nghiên cứu với: Viện nghiên cứu Senckenberg, Frankfurt (CHLB Đức); Trường đại học bang Nizhniy Novgorod (CHLB Nga); Trường Đại học Sư phạm Uljanovsk, CHLB Nga; Trường Đại học Quốc gia Chung Hsing (Đài Loan); Trường Đại học Tunghai; Bảo tàng khoa học tự nhiên quốc gia, Đài Chung (Đài Loan);
Trung tâm đa dạng sinh học Hà Lan, Leiden (Hà Lan); Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia, Seoul (Hàn Quốc); Viện nghiên cứu Smithsonian, Bảo tàng lịch sử tự nhiên Quốc gia Hoa Kỳ, Washington DC (Hoa Kỳ); Bảo tàng Khoa học tự nhiên North Calorina (Hoa Kỳ); Trường Đại học bang Michigan (Hoa Kỳ); Trường Đại học Quốc gia Malaysia, Kuala Lumpur
(Malaysia); Trường Đại học Malaya, Kuala Lumpur
(Malaysia); Trường Đại học Nông nghiệp Tôkyô (Nhật Bản); Bảo tàng Khoa học Quốc gia Tokyo (Nhật Bản); Trường Đại học Y khoa Tokyo (Nhật Bản); Trường Đại học nông nghiệp Obihiro (Nhật Bản); Viện các bệnh truyền nhiễm Quốc gia (Nhật Bản); Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Paris (Pháp); Bảo tàng Lịch sử tự nhiên, Stockholm (Thụy Điển); Viện Khoa học tự nhiên Hoàng gia Bỉ, Brussels (Vương Quốc Bỉ). Các cán bộ nghiên cứu:
|
|
©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT |