|
|||||||
|
PHÒNG THỰC VẬT
Chức năng và nhiệm vụ: Điều tra hệ thực vật Việt Nam, đánh giá thành phần loài tự nhiên trên toàn vùng lãnh thổ, thu thập các dữ liệu khoa học và biên soạn Thực vật chí Việt Nam. Thu thập và xây dựng bộ sưu tập mẫu thực vật Việt Nam. Điều tra, phát hiện những cây có giá trị kinh tế cao, đề xuất các biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ và phát triển các loài quan trọng. Xác định hiện trạng các nguồn gen thực vật quý và hiếm, nâng cao các biện pháp bảo tồn các loài có nguy cơ bị đe dọa đó.
Hoạt động chuyên môn: Từ năm 1975, các cán bộ khoa học của Phòng đã tham gia điều tra, nghiên cứu hệ thực vật trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Phòng đã tham gia xuất bản các cuốn sách chuyên môn “Danh lục thực vật Tây Nguyên“ (1984), ""Một số rau dại ăn được ở Việt Nam“ (1994), ""Kỷ yếu thực vật có mạch của hệ thực vật Việt Nam“ (1990-1996), ba tập ""Danh lục các loài thực vật Việt Nam“ và bốn tập ""Thực vật chí Việt Nam“ đầu tiên (2000- 2005), 42 tập sách PROSEA (1996-2005), ""Sách Đỏ Việt Nam-Phần thực vật“ (1996). Phòng cũng đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học hệ thực vật của nhiều khu vực ở Việt Nam. Phòng hiện lưu giữ hơn một triệu tiêu bản thực vật khô, được thu thập trên lãnh thổ Việt Nam và trao đổi với một số Phòng tiêu bản khác trên thế giới. Phòng cũng đã thực hiện nhiều dự án bảo vệ đa dạng sinh học hệ thực vật của nhiều khu vực ở Việt Nam.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng có nhiều hợp tác với các phòng nghiên cứu thực vật thuộc các Viện, Trường như: Trường Đại học Leiden (Hà Lan), Vườn thực vật Mít-xu-ri (Hoa Kỳ), Viện Bảo tàng Pari (Pháp) v.v. Phòng Thực vật còn có những mối quan hệ với các tổ chức quốc tế khác như IUCN, FAO, WWF.
Phó trưởng phòng: NCVC. TS. Đỗ Văn Hài. ĐT: +84-4-37564463; +84-(0)983903982. Email: dovanhaiiebr@gmail.com, haidviebr@gmail.com
|
|
©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT |