|
|||||||
|
PHÒNG THỰC VẬT DÂN TỘC HỌC
Chức năng và nhiệm vụ: Ðề xuất và tổ chức thực hiện các đề tài, đề án, nhiệm vụ khoa học thuộc lĩnh vực Thực vật dân tộc học trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực Thực vật dân tộc học.
Hoạt động chuyên môn: Ðiều tra, nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Xây dựng cơ sở dữ liệu về tri thức thực vật dân tộc của Việt Nam. Trong giai đoạn 2005-2015 tập trung vào các cây thuốc, các cây có độc tính, các cây nhuộm màu, các cây ăn được của các dân tộc thiểu số. Nghiên cứu ứng dụng tri thức và kinh nghiệm sử dụng thực vật của các dân tộc để sản xuất các sản phẩm mới góp phần phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao đời sống của cộng đồng: sản xuất các chất màu tự nhiên từ nguyên liệu thực vật; các cây thuốc, bài thuốc dân tộc chữa bệnh hiểm nghèo, các chế phẩm bảo vệ thực vật, các hợp chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản. Nghiên cứu bảo tồn và phát triển các cây kinh tế truyền thống của các dân tộc để sử dụng bền vững nguồn gen thực vật như: tuyển chọn và phát triển giống Hồi (Illicium verum) có năng suất, chất lượng cao; nghiên cứu quy hoạch và sản xuất các sản phẩm thương mại cao cấp từ cây Thạch đen (Mesona chinensis), bảo tồn và phát triển các cây nhuộm màu thực phẩm, phát triển một số loài cây thuốc truyền thống có giá trị kinh tế cao ... Nghiên cứu mối liên quan giữa văn hoá, tập quán dân tộc với phương thức sản xuất, mức độ tác động của các cộng đồng dân tộc thiểu số tới da dạng sinh học và môi trường, từ đó đề xuất các chính sách quản lý góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững đa dạng sinh học và bảo tồn bản sắc văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số. Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các mô hình bảo tồn da dạng sinh học tại cộng đồng, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp thích hợp tại các khu vực của đồng bào dân tộc thiểu số. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đã xây dựng thành công các mô hình bảo tồn, phát triển cây thuốc truyền thống trong các cộng đồng dân tộc H' mông, Dao, Thái, Tày ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Sơn La; mô hình kinh tế trang trại-vườn rừng của người Dao; mô hình kinh tế vườn hộ gia đình của người H' mông; mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen các cây nhuộm màu tại các cộng đồng dân tộc Tày, Nùng, Tu dí, Pa dí.
Hợp tác nghiên cứu: Phòng đã và đang hợp tác với một số đơn vị nghiên cứu khác.
Trưởng phòng: NCVC. TS. Bùi Văn Thanh. ĐT: +84-4-37565939; +84-(0)989965604, +84-(0)0853358686. Email: thanhbv2001@gmail.com
Các cán bộ nghiên cứu:
|
|
©2007 VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT |