Động vật chân môi
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam
2025-05-03T15:46:03-04:00
2025-05-03T15:46:03-04:00
https://iebr.ac.vn/vi/page/Dong-vat-chan-moi.html
/themes/default/images/no_image.gif
Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam
https://iebr.ac.vn/uploads/image_2.png
Động vật chân môi, hay được biết với tên gọi Rết, là nhóm động vật còn nhiều thông tin bí ẩn. Theo phân loại học, chúng nằm trong lớp Myriapoda cùng với bộ Chân kép (Diplopoda), Rết tơ (Symphyla) và Râu chẻ (Pauropoda). Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu không chỉ về mối quan hệ giữa các nhóm chân khớp này, mà còn với nhóm côn trùng và hơn nữa là nhóm Chân kìm (Chericerata). Hiện nay, có khoảng 3000 loài rết đã được định tên trên thế giới.
Tất cả các loài rết đều có nhiều đốt cơ thể và trên mỗi đốt đều có 1 đôi chân. Cơ thể có từ 15 đến 177 đôi chân và số đôi chân luôn luôn là số lẻ. Đôi chân trên đốt cơ thể thứ nhất đã bị biến đổi thành đôi hàm mang nọc độc mà rết dùng để săn mồi. Các đốt cơ thể mỏng, một số hoặc tất cả các đốt cơ thể mang lỗ thở, con số thực tế thay đổi tuỳ theo bộ. ở cuối chân của rết có 1 vuốt dùng để di chuyển hoặc chạy (được gọi là loài động vật đi bằng đầu ngón), trừ trường hợp Scutigera có rất nhiều đốt chân và nhiều lông giúp chúng có thể bám chặt vào đất (được gọi là loài động vật đi bằng gan bàn chân).

Rết không có lớp vỏ sáp không thấm nước bên ngoài cơ thể, vì vậy chúng có xu thế bị giới hạn bởi sự ẩm ướt và độ ẩm, cũng chính vì vậy mà chúng thường được tìm thấy ở những thảm lá rụng trong rừng hoặc ở những cây gỗ đang mục nát. Rất nhiều loài ở hang (loài sống trong hang). Rất nhiều loài được tìm thấy dọc theo các bờ biển, phía dưới các loài rong biển ẩm ướt cũng như các vụn nhỏ dưới biển. Có 1 số loài của nhóm rết đất (Geophylomorpha) là loài thuộc biển như loài Hydroschendyna submarina ở Bermuda. Phần lớn các loài rết đều có chân ngắn, giúp cho chúng dễ dàng di chuyển trên mặt đất hoặc lẩn trốn vào trong các thảm lá mục, rơm rác, gỗ đang phân huỷ… Tuy nhiên, bộ rết chân dài (Scutigeromorpha) lại có khả năng di chuyển tốt hơn.

Tất cả các loài rết hầu như đều sống về đêm, hoặc phía dưới các tầng đất, chúng tỏ ra rất sợ ánh sáng, tuy nhiên vẫn có 1 số loài của họ Scutigeromorpha tỏ ra khá linh hoạt vào ban ngày. Các loài rết hầu hết là loài ăn thịt, tuy nhiên một số loài của họ Geophilomorpha cũng có thể ăn thực vật với số lượng lớn, khi đó chúng được coi là loài gây hại. Một số lượng lớn loài Scolopendrids có thể ăn động vật có xương sống như động vật có vú, chim và bò sát. Scolopendrids, ít nhất là theo quan sát của tôi, rất tích cực trong việc ăn xác thối từ những động vật chết còn khá tươi. Trong điều kiện nuôi giữ, tôi đã nuôi chúng bằng thịt gà và thịt lợn sống, cũng như tôm Panđan đã chín. Mặc dù một số loài rất dễ nuôi giữ, nhưng với thói quen ăn thịt chúng có thể ăn thịt người nếu được nuôi giữ cùng nhau với số lượng lớn, Geophilids vốn rất khó nuôi giữ. Nhóm rết phải chịu đựng 1 số loài sống ký sinh, chỉ có khoảng 7% là không có vật ký sinh, mà sinh vật sống ký sinh chủ yếu ở đây là Nematodes và ruồi Tachinid.
Sinh sản
Con đực chăng 1 cái lưới và đặt bọc tinh trùng của nó vào đó, con cái sẽ đến lấy bọc tinh trùng đó, trong 1 số trường hợp sẽ xuất hiện “vũ điệu” tán tỉnh, con đực sẽ giấu bọc tinh trùng và con cái sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm. ở vùng ôn đới, hiện tượng đẻ trứng thường diễn ra vào mùa Xuân và mùa Hạ, tuy nhiên ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới, quá trình đẻ trứng không chịu ảnh hưởng nhiều lắm của mùa.
Họ Lithobiomorpha và Scutigomorpha đẻ trứng một mình trong 1 cái hố trong đất. Con cái lấp đầy hố và bỏ đi. Con non sinh ra chỉ có 7 đôi chân và sẽ tiếp tục hoàn thiện sau những lần thay lông sau này. Scutigera coleoptera, loài rết trong nhà ở Mỹ, khi sinh ra chỉ có 4 đôi chân, trải qua các lần thay lông liên tiếp sẽ có 5, 7, 9, 11, 15, 15, 15 và 15 trước khi trở nên thuần thục. Phải mất 3 năm thì Scutigera coleoptera mới trở nên thuần thục, tuy nhiên đời sống của rết, cũng như hầu hết lớp nhiều chân đều có đời sống khá dài so với những côn trùng khác. Loài Lithobius forficatus có thể sống 5 - 6 năm.
Con cái của Geophilomorpha và Scolopendromorpha chăm sóc trứng kỹ hơn, 15 - 60 quả trứng được đẻ vào trong 1 cái ổ trong đất hoặc gỗ đang phân huỷ, con cái sẽ ở với trứng của mình và bảo vệ trứng, liếm trứng để tránh sự xâm nhập của nấm. Con cái của một số loài còn ở lại với con non khi chúng được sinh ra, bảo vệ chúng cho đến khi chúng có thể sống tự lập. Nếu bị tấn công, con cái hoặc sẽ bỏ trứng, bỏ con hoặc sẽ ăn chúng, trứng bị bỏ rơi sẽ nhanh chóng làm mồi cho nấm, vì vậy việc nghiên cứu sự sinh sản của những loài này gặp nhiều khó khăn.
Lớp chân môi (Chilopoda) được chia thành 5 bộ. Trong 1 số hệ thống phân loại, chúng thuộc phân ngành nhiều chân (Myriapoda).
Bộ Geophilomorpha
Nhóm này có cơ thể dài và có khả năng chui rúc như những loài động vật sống chui rúc trong đất. Có từ 31 đến 177 đôi chân, râu có 14 đốt, trên mỗi đốt cơ thể có 1 lỗ thở, ngoại trừ đốt đầu tiên và đốt cuối cùng. Một số loài như Orya barbarica ở bắc Mỹ có thể dài 15 - 17cm, còn lại phần lớn chỉ dài từ 3 - 5cm như loài Haplophilus Subterraneus.
Bộ Scolopendromorpha
Đây là một bộ lớn trong lớp nhiều chân. Cơ thể có ít hơn 24 đôi chân, râu có từ 17 - 30 đốt. Bộ này có loài S. gigantea thuộc giống Scolopendra có chiều dài cơ thể có thể lên đến hơn 30cm, loài S. galapagoensis có chiều dài lên đến 40cm. Đây được coi là những loài rết dài nhất thế giới. Có rất nhiều loài rết kích cỡ lớn nhiều màu sắc và có chứa nọc độc nguy hiểm, vì vậy cần chú ý để không bị rết cắn khi thu mẫu. S. heros, loài rết lớn nhất nước Mỹ có cơ thể vượt quá 20cm, tuy nhiên loài này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Có nhiều loài rết khổng lồ được nhắc đến trong văn học, tuy nhiên chưa có bất cứ chứng cứ nào thực tế về chúng nên có thể coi đó là những thông tin truyền miệng. Những loài rết lớn này được tìm hiểu rất kỹ với những đặc điểm dễ nhận biết về hình thái và màu sắc.

Những đôi chân cuối của rết thường thay đổi, giống Alipes ở châu Phi có đôi chân cuối dẹt và mở rộng dùng để phát ra âm thanh, giống Newportia ở phía Nam nước Mỹ có những đốt chân cuối là những ăngten hình thái và chức năng, trong khi giống Theotops lại có những vuốt rộng dùng để bắt và giữ con mồi. Một số loài có khả năng tự rụng chân khi bị tấn công để làm mất tập trung loài tấn công, từ đó có cơ hội chạy trốn. Bộ này sống ở vùng nhiệt đới thường nhanh nhẹn hơn ở vùng ôn hoà, đồng thời những con rết non thường có nhiều màu sắc, kiểu dáng hơn con trưởng thành.
Bộ Craterostigmomorpha
Chỉ có 1 giống duy nhất ở bộ này là Crasterostigma xuất hiện ở Australia và nó là dạng trung gian giữa Scolopendrids và Lithobids. Chúng chỉ có 15 đôi chân và 7 đôi lỗ thở.
Bộ Lithobiomorpha
Đây là nhóm rết khá phổ biến với kích thước cơ thể từ trung bình đến nhỏ, gặp ở cả vùng ôn đới và nhiệt đới. Có từ 20 - 50 đốt râu, 15 đôi chân và chỉ có từ 6 - 7 đôi lỗ thở.
Bộ Scutigeromorpha
Đây là nhóm có khả năng di chuyển rất nhanh với 15 đôi chân dài, cơ thể chỉ có lỗ thở trên 7 đốt đầu tiên. Chúng là nhóm rết duy nhất có mắt kép, còn các nhóm rết còn lại chỉ có mắt đơn hoặc không có mắt. Chúng là những động vật săn mồi phía trên lớp thảm, không tìm thấy nhóm này ở United Kingdom. Loài Scutigera longicornis ở ấn Độ với chiều dài cơ thể từ 5 - 7cm là loài dài nhất được ghi nhận trong bộ này. Cũng như Scolopendrids, khi bị tấn công, một số chân của nhóm rết này có thể tự đứt, và trong một số trường hợp còn phát ra tiếng kêu, tập trung sự chú ý của kẻ thù và vì vậy rết có thể thoát thân.