Chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm – Vietnamazing

Thứ sáu - 24/05/2024 04:18 934 0
Chương trình bảo tồn loài động vật hoang dã quý hiếm của Việt Nam (Vietnamazing) do Hiệp hội các vườn thú và thủy cung Châu Âu (EAZA) khởi xướng tập trung vào bảo tồn các loài hoang dã và sinh cảnh sống của chúng.
Chương trình này kêu gọi sự hỗ trợ cho các dự án bảo tồn loài và các hoạt động giáo dục môi trường để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học. Hàng triệu du khách thăm quan các vườn thú ở Châu Âu sẽ được giới thiệu về chủ đề chính của chương trình cũng như tầm quan trọng của bảo tồn các loài hoang dã.
Chương trình này nhằm mục tiêu bảo vệ các dạng sinh cảnh đặc trưng cũng như bảo tồn các loài hoang dã bị đe dọa tuyệt chủng của Việt Nam theo cách tiếp cận “một kế hoạch”. Cách tiếp cận một kế hoạch nhằm mục tiêu bảo vệ loài hoang dã bằng các biện pháp bảo tồn tại chỗ và chuyển chỗ thông qua huy động tất cả các nguồn lực của các bên có liên quan. Trong Hội nghị thường niên của EAZA tổ chức tại Helsinki (Phần Lan) vào năm 2023, Chương trình này đã chính thức được khởi động. Chương trình "Vietnamazing" sẽ tập trung vào các loài sau:
Education Panel ENG 9 Ốc mộc lan (Bertia cambojiensis)
Đây là loài ốc cạn có kích cỡ lớn nhất Đông Nam Á. Loài này bị đe dọa tuyệt chủng do bị săn bắt quá mức làm thực phẩm và buôn bán làm sinh vật cảnh. Loài này được xếp hạng Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ IUCN. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Mở rộng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở các vườn thú Châu Âu;
- Xây dựng quy trình hướng dẫn nhân nuôi loài này;
- Xây dựng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở Việt Nam;
- Tiến hành nghiên cứu, giám sát quần thể và triển khai các hoạt động bảo tồn loài ở Việt Nam.
Bọ que núi chúa (Nuichua rabaeyae)
Loài bọ que núi chúa mới được mô tả năm 2018 và hiện chỉ ghi nhận ở Vườn quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Đánh giá hiện trạng quần thể và xác định các yếu tố đe dọa đến loài, trên cơ sở đó sẽ xây dựng hồ sơ đưa loài này vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ IUCN;
- Xây dựng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở Việt Nam;
- Mở rộng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở các vườn thú Châu Âu;
- Bảo tồn sinh cảnh sống của loài ở Vườn Quốc gia Núi Chúa, đồng thời hỗ trợ bảo vệ môi trường sống của loài Cheo cheo lưng bạc (Tragulus versicolor), một loài mới được ghi nhận lại ở Núi Chúa.
Cá bám đá hổ (Sewellia lineolata)
Các loài thuộc giống Cá bám đá Sewellia rất phổ biến trong buôn bán cá cảnh. Hầu hết các loài đều thích nghi với dòng nước chảy nhanh và giàu ôxy. Cá bám đá hổ là loài đặc hữu, chỉ ghi nhận ở miền Trung Việt Nam. Mối đe dọa chính đối với loài này là săn bắt quá mức để làm cảnh và mất môi trường sống. Loài cá bám đá hổ được xếp hạng Sẽ nguy cấp trong Danh lục đỏ IUCN. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Nghiên cứu hiện trạng quần thể và các mối đe dọa đến sinh cảnh sống của loài;
- Xây dựng mô hình nhân nuôi sinh sản vì mục đích bảo tồn ở Việt Nam
Cá cóc việt nam (Tylototriton vietnamensis)
Một số loài thuộc giống Cá cóc sần (Tylototriton) trước đây được cho là có vùng phân bố rộng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy chúng thực tế gồm nhiều loài khác nhau và tất cả các loài cá cóc sần đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Có 16 loài mới đã được mô tả trong 5 năm qua. Ở Việt Nam, hiện ghi nhận có 8 loài cá cóc sần. Loài Cá cóc việt nam được xếp hạng ở bậc Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sẽ nguy cấp trong Danh lục Đỏ IUCN. Đã có một số hoạt động được triển khai để bảo vệ loài này bao gồm: đưa các loài cá cóc vào Phụ lục II CITES và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ, nhân nuôi bảo tồn, đánh giá hiện trạng quần thể và xác định các yếu tố đe dọa, chuyển giao một số cá thể cá cóc nhân nuôi từ châu Âu về Việt Nam cũng như các hoạt đông tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Giám sát quần thể và đánh giá các yếu tố đe dọa đến loài;
- Phân tích di truyền của các quần thể mới phát hiện;
- Nhân rộng mô hình nhân nuôi bảo tồn;
- Tăng cường các biện pháp bảo tồn;
- Tái thả để phục hồi quần thể của loài nếu cần thiết;
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.
Một loài khác, Cá cóc ziegler (T. ziegleri) cũng bị có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, cần kết hợp nhiều giải pháp như thành lập khu bảo tồn loài hoặc thiết lập các hành lang đa dạng sinh học để bảo vệ sinh cảnh sống cho loài này cũng như các loài động vật bị đe dọa khác như Voọc mũi hếch hay loài Ếch cây sần khôi - một loài mới được phát hiện gần đây ở Việt Nam.
Gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi)
Gà lôi lam mào trắng được xếp hạng ở bậc Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ IUCN. Loài này sống trong các khu rừng thường xanh núi thấp ở miền Trung Việt Nam. Sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp và suy thoái cùng với ảnh hưởng của việc săn bắt cạn kiệt nên có thể loài này đã bị tuyệt chủng trong tự nhiên, hầu như không còn ghi nhận lại từ năm 2000 trở lại đây. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Nâng cao nhận thức về bảo tồn loài và các mối đe dọa;
- Xây dựng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở Việt Nam để tạo nguồn con giống phục vụ tái thả trong tương lai;
- Xác định các khu vực có tiềm năng phù hợp để tái thả;
- Huy động sự tham gia của cộng đồng dân địa phương trong bảo tồn loài;
-  Phân tích di truyền để loại bỏ các cá thể đã bị lai tạp và xác định các cá thể có khả năng nhân giống để tái thả lại tự nhiên;
- Xây dựng kế hoạch hành động bảo tồn loài.  
Các loài ếch cây sần (Theloderma spp.)
Giống Ếch cây sần hiện có 28 loài, trong đó có 17 loài đã được mô tả với mẫu chuẩn thu ở Việt Nam. Theo Danh lục đỏ IUCN, có 24 loài ếch cây sần có quần thể đang suy giảm, trong đó có 5 loài bị đe dọa tuyệt chủng ghi nhận ở Việt Nam. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Đánh giá hiện trạng quần thể và các yếu tố đe dọa đối với các loài đặc hữu hẹp;
- Nghiên cứu phân loại để xác định mức độ đa dạng về thành phần loài;
- Xây dựng hồ sơ đưa các loài đặc hữu hẹp, bị đe dọa tuyệt chủng vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ IUCN;
- Triển khai các chương trình bảo tồn tại chỗ ở các khu vực rừng ngoài khu bảo tồn;
- Xây dựng mô hình nhân nuôi bảo tồn chuyển chỗ ở Việt Nam.
Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys)
Sáu trong số 7 loài vượn được ghi nhận phân bố ở Việt Nam. Loài Vượn đen má trắng được xếp hạng ở mức Cực kỳ nguy cấp trong Danh lục Đỏ IUCN. Các hoạt động săn bắn trái pháp luật, thu hẹp và suy thoái sinh cảnh sống đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới quần thể của các loài vượn. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Nhân nuôi bảo tồn ở các vườn thú thuộc EAZA và các trung tâm cứu hộ động vật ở Việt Nam;
- Xây dựng chương trình tái thả ở Việt Nam;
- Thiết lập hệ thống các cơ sở bảo tồn chuyển chỗ ở Việt Nam;
- Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất của các vườn thú và trung tâm cứu hộ động vật hoang dã;
- Xây dựng chiến lược bảo tồn chuyển chỗ cho các loài Vượn trong khu vực phân bố tự nhiên của loài.
Rùa trung bộ (Mauremys annamensis)
Rùa trung bộ là loài đặc hữu ở miền Trung Việt Nam và là một trong 25 loài rùa bị đe dọa tuyệt chủng cao nhất trên thế giới, được xếp hạng ở bậc Cực kỳ nguy cấp và rất hiếm gặp trong tự nhiên. Loài này hiện được nuôi ở các vườn thú tại Châu Âu và Hoa Kỳ và có hàng trăm cá thể đang được nhân nuôi ở các trung tâm cứu hộ động vật ở Việt Nam. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Phân tích ADN môi trường để xác định các quần thể còn lại trong tự nhiên;
- Đánh giá sinh cảnh phù hợp để tái thả các cá thể rùa đã nhân nuôi sinh sản;
- Thành lập các khu bảo tồn loài sinh cảnh trong vùng phân bố lịch sử của loài;
- Thực hiện chương trình phục hồi quần thể của loài khi xác định được các địa điểm tái thả phù hợp.
Thằn lằn cá sấu việt nam (Shinisaurus crocodilurus vietnamensis)
Thằn lằn cá sấu (Shinisaurus crocodilurus) trước đây chỉ ghi nhận ở Trung Quốc và đến năm 2003, loài này lần đầu tiên ghi nhận ở Việt Nam. Quần thể ở Việt Nam sau đó được mô tả là phân loài Thằn lằn cá sấu việt nam Shinisaurus crocodilurus vietnamensis. Số lượng cá thể thằn lằn cá sấu ở Việt Nam ước tính dưới 150 cá thể trưởng thành. Loài này đang chịu tác động của các động khai thác than, phát triển cơ sở hạ tầng, săn bắt và buôn bán làm sinh vật cảnh. Loài này được xếp ở bậc Nguy cấp trong Danh lục Đỏ IUCN và Phụ lục I CITES cũng như các nghị đinh của Chính phủ. Một số vườn thú ở Châu Âu và cơ sở nhân nuôi bảo tồn ở Việt Nam đã nhân nuôi sinh sản thành công đến thế hệ F2. Các hoạt động ưu tiên gồm:
- Bảo vệ sinh cảnh trong phạm vi phân bố tự nhiên của loài, giảm thiểu tác động của các mối đe dọa;
- Tiếp tục giám sát quần thể và môi trường sống, đánh giá các yếu tố tác động;
- Khảo sát để xác định thêm các quần thể ở Việt Nam;
- Tiếp tục nghiên cứu về di truyền;
- Xác định các địa điểm thích hợp để tái thả lại tự nhiên;
- Mở rộng mô hình nhân nuôi bảo tồn ở Việt Nam;
- Chuyển giao các cá thể sinh sản ở Châu Âu về Việt Nam để phục hồi quần thể;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn loài.

Tác giả: Điều hành

Nguồn tin: Nguyễn Quảng Trường

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản

2183/QĐ-VHL

Quyết định ban hành Kế hoạch hành động của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 09/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023 của B

lượt xem: 166 | lượt tải:29

Quyết định 66/QĐ-VHL

Quy chế về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với viên chức quản lý các cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 713 | lượt tải:177

Quyết định 1662/2023/QĐ-VHL

Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 460 | lượt tải:105

Quyết định 217/QĐ-VHL

Đề tên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong các công bố khoa học, văn bằng sở hữu trí tuệ và các sản phẩm khoa học công nghệ khác hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước

lượt xem: 563 | lượt tải:354

Quyết định 110/QĐ-VHL

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 435 | lượt tải:126

Quyết định 107/QĐ-VHL

Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

lượt xem: 428 | lượt tải:104

Quyết định 83/QĐ-VHL

Quy chế Xét tặng Kỷ niệm chương

lượt xem: 345 | lượt tải:144

Quyết định 84/QĐ-VHL

Quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

lượt xem: 403 | lượt tải:140

Quyết định 85/QĐ-VHL

Quy chế Xét khen thưởng đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài

lượt xem: 363 | lượt tải:129

Quyết định 88/QĐ-VHL

Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 369 | lượt tải:123
Liên kết
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm19
  • Hôm nay2,156
  • Tháng hiện tại46,000
  • Tổng lượt truy cập435,406
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
HỌC VIỆN KHCN
Viện Hàn lâm KHCNVN
VAST
Nhà xuất bản KHTNCN
Nhà xuất bản KHTN và CN
Tạp chí AJB
Tạp chí Sinh học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây