GS. TSKH. Đặng Huy Huỳnh

 
1. Họ và tên, Bí danh, ảnh chân dung: Đặng Huy Huỳnh
2. Học vị, học hàm, chức vụ (chức danh) cao nhất: GS.TSKH. NCVCC
3. Năm sinh: 1933
4. Quê quán (xã, huyện, tỉnh, thành phố): xã Đại Hưng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
5. Quá trình đào tạo (đại học và sau đại học):

- Năm 1961: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1969: Bảo vệ luận án PTS – Viện Tiến hóa hình thái Sinh thái Động vật Ceversov Mockba. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ).
image 20240620154538 1
- Năm 1979-1980: Tốt nghiệp lớp Chính trị Trung – Cao cấp Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, Hà Nội.
- Năm 1985: TSKH – Viện Tiến hóa hình thái Sinh thái Động vật Ceversov Mockba. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ).
- Năm được phong hàm:  + Phó giáo sư: năm 1984
                                        + Giáo sư: năm 1991
6. Quá trình công tác (chi tiết thời gian công tác tại Viện Hàn lâm):
- Năm 1969-1975 Cán bộ nghiên cứu Sinh học – Viện khoa học tự nhiên, Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn TNCS HCM, Ủy ban KHNN.
- 5/1975-9/1975 Phụ trách Đoàn cán bộ khoa học của Viện KHVN đi vào tiếp quản các cơ quan khoa học tại Sài Gòn.
- Năm 1976-1995 Phó Viện trưởng Viện Sinh vật, Viện trưởng Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện KHVN), Ủy viên Thường vụ BCH Đảng bộ Viện KHVN, Đảng ủy viên Đảng bộ khối Khoa giáo Trung ương.
- Năm 1995-1998 Chủ tịch HĐ Khoa học Viện Sinh thái và TNSV, Trung tâm KH & CN Việt Nam
- Năm 1999 Nghỉ hưu

7. Thành tích và kết quả công tác nổi bật trong thời gian công tác tại Viện Hàn lâm (Đối với cán bộ khoa học: Số lượng công bố khoa học như sách, bài báo; tên công trình và sản phẩm được ứng dụng và những đóng góp đặc biệt khác):
Giai đoạn năm 1961-1975: Tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản – điều tra khu hệ Động vật ký sinh trùng và côn trùng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam (Chủ nhiệm đề tài). Đề tại thuộc cấp Bộ (UBKHNN) công trình đã đóng góp kiểm kê đánh giá tài nguyên sinh vật phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và biên soạn bộ sách Động vật chí Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam, Danh lục đỏ VN…
- Giai đoạn năm 1976-2015: Ủy viên Ban chủ nhiệm chương trình cấp nhà nước: Chương trình bảo vệ môi trường, 52, 52D; Chương trình nghiên cứu điều tra tổng hợp các tỉnh Tây Nguyên I và II – Mã số 48C. Viện Khoa học Việt Nam chủ trì; Chương trình quy hoạch phát triển KT, XH và bảo vệ môi trường vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên; Chương trình phục hồi các HST và các loài động vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn; Nghiên cứu ảnh hưởng chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với hệ sinh thái và đa dạng sinh học ở vùng Mã Đà (Đồng Nai), A Lưới (Thừa Thiên Huế), Ngọc Hiển, Năm Căn (Cà Mau), làm căn cứ cho việc đề ra hướng khắc phục và góp phần vào việc đấu tranh với Mỹ về hậu quả của các chất độc da cam/dioxinn đối với môi trường Việt Nam; Nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học của Việt Nam dưới các tác động của tai biến thiên nhiên do biến đổi khí hậu và các hoạt động KT-XH, và đề xuất các giải pháp khắc phục ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng kể cả Hà Nội; nghiên cứu các loài ngoại lai xâm hại đến môi trường ở Hà Nội…
- Hoạt động biên soạn – thành viên Hội đồng biên tập động vật chí, thực vật chí Việt Nam, Sách đỏ, Danh mục đỏ Việt Nam qua các thời kỳ (đã xuất bản năm 1993, 1996, 2000, 2007).
- Thành viên tham gia tổ biên soạn Kế hoạch hành động đa dạng sinh học Việt Nam (BAP) Bộ TN&MT. Năm 2003 – 2010 định hướng đến năm 2020 – tầm nhìn đến 2030 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) và nhiều tài liệu giảng dạy, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học – PTBV.
- Thành viên tham gia tổ biên soạn báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam hàng năm Bộ KH&CN, Bộ TN&MT(1998-2014).
- Thành viên trong tổ soạn thảo Luật Đa dạng sinh học, đã được Quốc hội thông qua tháng 11/2008, Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật; tham gia góp ý kiến các Nghị định 18/HĐBT, NĐ 48; NĐ 32/2006, NĐ 160/NĐ-CP Nghị định Chính phủ về quản lý bảo tồn đa dạng sinh học Việt Nam.
- Chuyên gia tư vấn khoa học cho ngân hàng thế giới (WB) tổ chức Châu Á Thái Bình Dương (AFAP) về các dự án BVR&PTNT< nâng cao  năng lực quản lý bảo tồn đa dạng sinh học cho các VQG & Khu BTTN.
- Tham gia nghiên cứu báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với một số công trình cấp Quốc gia: Công trình thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La; thủy điện Seeka Mãn (tỉnh Sê koong) và Luangphrabang (Lào).
- Dự án phát triển du lịch – Côn Đảo, Phú Quốc, Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nghi Sơn (Thanh Hóa), đặc biệt trong năm 2014, 2015 tham gia tổ chức phát động phong trào “Tết trồng cây bóng mát cuộc đời” tại Sơn Tây, Ba Vì, Thái Nguyên, Nghĩa Lộ - Yên Bái. Chương trình vì môi trường xanh tại huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng), Hội An, Cù Lao Chàm (Quảng Nam), đóng góp tích cực việc xét tuyển chọn vinh danh cây cổ thụ là Cây Di dản Việt Nam (4000 cây) ở 55 tỉnh, thành trong đó có Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa) Chủ nhiệm đề tài Quy hoạch ĐDSH cho Hà Nội, Cao Bằng, Đắk Lắk, Hà Giang, Mường Phăng, Hồ Ba Khoan (Di tích quốc gia Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên…).
Giảng dạy và đào tạo: Tham gia giảng dạy về động vật học, phân loại động vật, sinh thái học bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đa dạng sinh học ở các khoa Sinh học – Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Sư phạm I – Hà Nội, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và một số cơ quan ở Trung ương và địa phương, cán bộ lãnh đạo lực lượng kiểm lâm các Vườn quốc gia, Khu BTTN của Việt Nam, lực lượng Hải quan, Bộ đội biên phòng, các tổ chức xã hội, thanh niên, phụ nữ, hội người cao tuổi, thiếu niên, học sinh, các nhà báo, cộng đồng địa phương, cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, xã (một số địa phương).
- Hướng dẫn 12 NCS và nhiều thạc sĩ khoa học đã bảo vệ thành công.
- Tham gia hàng trăm Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước đánh giá tác động môi trường, Thạch sĩ, Tiến sĩ ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Nông Lâm – TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học KHTN – Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đại học Thủy Lợi.
- Tham gia là Ủy viên, Chủ tịch, Phó Chủ tịch nhiều Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ.
- Tham gia nhiều Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước một số công trình lớn; Thủy điện Sơn La, Đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình khác (Ủy viên Hội đồng).
Công trình khoa học đã công bố:
- 165 công trình nghiên cứu đã được công bố trong các Tạp chí, tuyển tập Hội nghị Khoa học trong và ngoài nước.
- 15 quyển sách chuyên khảo về Động vật học, Tài nguyên Động vật, sinh thái học, nhân nuôi động vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam.
Kết quả các công trình nghiên cứu đã góp phần vào việc hoạch định các chính sách, quy hoạch sử dụng hợp lý bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH, phục hồi hệ sinh thái bị suy thoái, làm cơ sở khoa học việc phục hồi, nhân nuôi một số loài động vật quý hiếm có giá trị kinh tế, góp phần xóa đối giảm nghèo, đồng thời làm cơ sở khoa học cho quy hoạch ĐDSH của nước, xây dựng hệ thống của các Khu BTTN, góp phần đào tạo giảng dạy, nâng cao nhận thức cộng đồng, làm phong phú cơ sở dữ liệu ĐDSH Việt Nam.
8. Khen thưởng và các giải thưởng khoa học:
- Năm 1983: Huân chương chống Mỹ hạng Hai – Chủ tịch nước CHXHCNVN.
- Năm 1996: Kỷ niệm chương vì sự nghiệp KH&CN – Bộ trưởng Bộ KHCN&MT.
- Năm 1997: Huân chương Lao động hạng Nhất – Chủ tịch nước CHXHCNVN.
- Năm 2005: Giải thưởng Hồ Chí Minh đồng tác giả về KH&CN, tham gia tập ATLAS Quốc gia – Chủ tịch nước CHXHCNVN.
- Năm 2009: Giải thưởng Môi trường Việt Nam – Bộ trưởng Bộ TN&MT.
- Năm 2012: Giải thưởng Hồ Chí Minh đồng tác giả về Động vật chí, Thực vật chí, Sách đỏ Việt Nam – Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
- Năm 2015: Tri thức tiêu biểu ngành KH&CN Việt Nam do Liên hiệp Hội KH&KT Việt Nam vinh danh.
- Năm 2017: Anh hùng ĐDSH ASEAN tại Manila – Philippine nhân kỷ niệm 50 năm thành ASEAN do các nước ASEAN vinh danh.
- Năm 2019: Bằng Khen của Bộ trưởng Bộ TN&MT về thành tích bảo tồn ĐDSH Việt Nam.
- Năm 2020: Bằng Khen của Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Năm 1990, 2000, 2010, 2014, 2019, 2022: Huy hiệu 40, 50, 60, 65, 70, 75 năm tuổi Đảng.
9. Tư liệu và hình ảnh (Tối đa 10 ảnh):













Lễ vinh danh Anh hùng Đa dạng sinh học Asian năm 2017
 (Tại Manila – Philippine)
               
  
Các công trình khoa học tiêu biểu

 
Văn bản

Quyết định 66/QĐ-VHL

Quy chế về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, điều động, biệt phái, luân chuyển, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm đối với viên chức quản lý các cấp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 157 | lượt tải:67

Quyết định 1662/2023/QĐ-VHL

Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 132 | lượt tải:46

Quyết định 217/QĐ-VHL

Đề tên Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam trong các công bố khoa học, văn bằng sở hữu trí tuệ và các sản phẩm khoa học công nghệ khác hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước

lượt xem: 102 | lượt tải:46

Quyết định 110/QĐ-VHL

Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 của Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 107 | lượt tải:59

Quyết định 107/QĐ-VHL

Quy chế Phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

lượt xem: 121 | lượt tải:48

Quyết định 83/QĐ-VHL

Quy chế Xét tặng Kỷ niệm chương

lượt xem: 114 | lượt tải:80

Quyết định 84/QĐ-VHL

Quy chế Giải thưởng Trần Đại Nghĩa

lượt xem: 119 | lượt tải:54

Quyết định 85/QĐ-VHL

Quy chế Xét khen thưởng đối với cá nhân và tổ chức nước ngoài

lượt xem: 120 | lượt tải:47

Quyết định 88/QĐ-VHL

Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 107 | lượt tải:45

Quyết định 89/QĐ-VHL

Quy chế làm việc của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

lượt xem: 122 | lượt tải:50
Liên kết
  • Đang truy cập101
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay3,248
  • Tháng hiện tại45,458
  • Tổng lượt truy cập95,306
Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh
HỌC VIỆN KHCN
Viện Hàn lâm KHCNVN
VAST
Nhà xuất bản KHTNCN
Nhà xuất bản KHTN và CN
Tạp chí AJB
Tạp chí Sinh học
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây