1. Họ và tên: Đặng Ngọc Thanh
2. Học vị, chức danh: GS.TSKH, NCVCC.
3. Năm sinh/ năm mất: 1934 - 2023.
4. Quê quán: xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây nay là thành phố Hà Nội.
5. Quá trình đào tạo:
- Năm 1956: Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội.
- Năm 1967: Bảo vệ luận án PTS và TS (nay là TS và TSKH) – ngành Khoa học Sinh học tại Đại học Quốc gia Matx cơva |
|
6. Quá trình công tác:
- Năm 1956 - 1963: Giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội;
- Năm 1963 - 1967: Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Quốc gia Matx cơva;
- Năm 1967 - 1977: Giảng dạy tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội;
- Năm 1977 - 2000: Phó Viện trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trung tâm - Viện Khoa học Việt Nam;
- Năm 1985 - 1990: Giám đốc Trung tâm Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học Việt Nam;
- Năm 2000: Nghỉ hưu
7. Thành tích công tác nổi bật:
- Chủ nhiệm Chương trình điều tra cơ bản vùng biển Minh Thuận - Minh Hải
- Chủ trì nhiều chương trình nghiên cứu có đóng góp quan trọng cho ngành khoa học nghiên cứu biển như: Bộ sách chuyên khảo Biển Đông, tập Atlas về Biển Đông...
- Chủ nhiệm 05 Chương trình Nghiên cứu biển cấp Nhà nước (1977-2000).
- Là tác giả của hơn 20 cuốn sách và nhiều công trình công bố trong nước và quốc tế trong đó đã phát hiện nhiều loài, giống mới cho khoa học.
- Góp phần đào tạo được nhiều thế hệ Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành về sinh học Biển...
8. Khen thưởng và các giải thưởng khoa học:
- Huân chương Kháng chiến Hạng Nhì;
- Huân chương Lao động Hạng Nhì
- Huân chương Độc lập Hạng Nhì;
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ năm 2005 và 2012
- Huy chương vì sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ
- Huy chương vì sự nghiệp giáo dục
- Huy chương vì sự nghiệp phát triển nghề cá
- Huy chương vì sự nghiệp khoa giáo
- Huy chương vì sự nghiệp UNESCO.
9. Tư liệu và hình ảnh:
|
|
|
|
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh tại phòng làm việc ở Viện KHVN |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh phát biểu tại Hội thảo phác họa kịch bản trưng bày ngoài trời của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
(nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh báo cáo kết quả điều tra tại Hội nghị tổng kết và nghiệm thu chương trình điều tra nghiên cứu biển KT.03
(nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh phát biểu tại Hội nghị tổng kết chương trình biển 48B (nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh, chủ nhiệm chương trình 48B báo cáo kết quả với lãnh đạo Viện KHVN (nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh chụp ảnh kỷ niệm với Đoàn cán bộ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) (nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
GS.TSKH. Đặng Ngọc Thanh và Ông Nguyễn Văn Tự nhận Huân chương Độc lập (nguồn: BẢN TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Số 103 - Tháng 7/2023) |
Các lãnh đạo và cán bộ Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia (Nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng đoàn Khoa học Cộng hòa Liên bang Nga chụp ảnh lưu niệm |
LỜI VIẾT CỦA GS.TSKH THÁI TRẦN BÁI
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Đặng Ngọc Thanh là nhà khoa học có nhiều đóng góp cho phát triển lĩnh vực Sinh học của nước ta.
Luận án Tiến sĩ Khoa học của ông bảo vệ ở Maskva “Khu hệ Động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam” và tổng kết về lý thuyết của ông và học trò của ông tiếp tục về sau như: Cơ sở Thủy sinh học, 2007; Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, 1980; Tôm cua nước ngọt Việt Nam, 2012 đã giúp đẩy nhanh nghiên cứu lý thuyết về sinh vật nước ngọt và xúc tiến việc bảo vệ, khai thác và gây nuôi nguồn lợi thủy sản của nước ta.
Là Viện phó Viện Khoa học Việt Nam, ông còn chỉ đạo việc nghiên cứu về biển của nước ta và bản thân ông còn trực tiếp nghiên cứu và đã có các tổng kết đầu tiên về đặc trưng của sinh vật biển nước ta (Chương IV – Đời sống sinh vật biển Đông, trang 128-188 trong Biển Đông, 2003) cũng như khu hệ một số nhóm sinh vật biển (Ví dụ về khu hệ Giáp xác chân khác, Amphipoda – Gammaridae, đáy biển Việt Nam, 2013: 1-291).
Về đào tạo, ông còn viết nhiều sách giáo khoa dùng cho đào tạo đại học và sau đại học, chưa nói tới ông đã trực tiếp tham gia đào tạo nhiều sinh viên và cán bộ sinh học có trình độ cao cho đất nước.
Ngoài ra, không thể quên 2 đóng góp lớn của ông cho phát triển Sinh học của đất nước. Ông là tổng biên tập của Tạp chí Sinh học trong một thời gian rất dài. Ông cũng là Tổng chủ biên của Sách đỏ Việt Nam và lăn lộn từ đầu để có được Bộ Động vật chí – Thực vật chí của nước ta hiện nay.
Tôi đánh giá rất cao phần đóng góp và đạo đức của GS.TSKH Đặng Ngọc Thanh. Có thể coi ông là nhà khoa học chân chính có nhiều đóng góp lớn có hiệu quả trong nhiều lĩnh vực nhưng là người không màng danh lợi, ít nói về mình. Tôi tha thiết đề nghị Viện Hàn lâm, cơ quan quản lý GS Thanh có cách tổng kết tốt về công việc và đạo đức của GS Thanh để nêu gương cho anh em cán bộ khoa học trẻ.
GS.TSKH Thái Trần Bái, Trường ĐHSP Hà Nội
Ngày 9/7/2023