Lịch sử thực hiện:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2000 – 2007: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì công trình khoa học cấp Nhà nước tổ chức biên soạn và xuất bản 36 tập “Động vật chí Việt Nam” và “Thực vật chí Việt Nam”;
- Giai đoạn 2: Từ năm 2008 – 2010: Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì công trình khoa học cấp nhà nước tổ chức biên soạn 16 tập “Động vật chí Việt Nam” và “Thực vật chí Việt Nam”, xuất bản năm 2017.
Thông tin ấn phẩm:
Tổng số 52 tập của bộ sách Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam gồm 36 tập xuất bản năm 2007 và 16 tập xuất bản năm 2017 (khối lượng gần 25.000 trang) về nội dung khoa học mỗi tập trình bày về các bậc phân loại động vật, thực vật ở Việt Nam, trong đó chú trọng đến bậc phân loại loài, sản phẩm có chất lượng cao, sáng tạo, đầy đủ, chính xác, có hệ thống, được xây dựng trên cơ sở tư liệu và mẫu vật thu thập điều tra tại thực địa, đã được phân tích, tổng hợp và biên soạn, có độ tin cậy cao, là tài liệu cơ bản làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng các chuyên ngành khác như phân loại học, sinh thái học, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học, y học, dược học, nông lâm nghiệp và công nghệ sinh học.
Đây là những công trình mang tầm quốc gia và quốc tế, kết quả của hoạt động điều tra, khảo sát, nghiên cứu tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học ở nước ta trong cả quá trình lâu dài từ đầu thế ký tới nay, được thực hiện có quy mô quôc gia, với sự tham gia, đóng góp của nhiều thế hệ các nhà khoa học, hiện nay nhiều người đã không còn, thuộc các Viện nghiên cứu, các trường Đại học trong cả nước và các nhà khoa học nước ngoài. Số lượng các nhà khoa học trong nước tham gia soạn thảo bộ sách đã có hơn 57 chuyên gia động vật học, 40 chuyên gia thực vật học, tham gia soạn thảo Sách đỏ Việt Nam có tới trên 70 nhà khoa học, phần lớn đều có trình độ GS, PGS, TSKH, TS.
Nội dung của các tập Động vật chí Việt Nam và Thực vật chí Việt Nam được xây dựng theo các hệ thống phân loại hiện đại trên thế giới và phù hợp với thực tế Việt Nam. Các tập được cấu trúc theo quy phạm khoa học, chính xác, gồm các phần như hình thái, hệ thống phân loại, khóa định loại, danh pháp, trích dẫn tài iệu, mô tả hình thái, mẫu chuẩn, sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, những ý kiến thảo luận, … kèm theo là hình vẽ chi tiết, ảnh màu tự nhiên, tài liệu tham khảo, tóm tắt tiếng Anh. Hầu hết các tập sách đều có công bố loài mới cho khoa học và bổ sung chi và loài cho hệ động, thực vật Việt Nam. Đây được xem là đóng góp mới cho khoa học, làm phong phú thêm sự hiểu biết về Động vật, Thực Vật nước ta. Chỉnh lý danh pháp các loài theo đúng luật danh pháp quốc tế, làm cho các loài mang tên khoa học chính xác để sử dụng trong nghiên cứu và sản xuất. Bộ sách còn chỉ ra các loài đặc hữu Việt Nam là các loài có nguồn gốc và phân bố chỉ trong nước, có giá trị khoa học quý hiếm (khoảng 40%) vì chúng chỉ có mặt ở Việt Nam mà không có nơi nào trên thế giới. Các loài động và thực vật được đề cập trong các tập sách đều kèm theo các hình vẽ và ảnh màu phong phú và sinh động là minh chứng cụ thể để nghiên cứu của bộ sách được hoàn thiện. Hầu hết các loài đều có hình vẽ chi tiết các bộ phận Động vật, Thực vật một cách chính xác. Ngoài hình vẽ trích dẫn từ tài liệu, hơn 50% hình được vẽ từ chính mẫu nghiên cứu Việt Nam. Ảnh màu được chụp từ tự nhiên, chi tiết các bộ phận (có khoảng 70% số loài). Hình vẽ và ảnh đều ghi chú và nguồn bản quyền rõ ràng. Đây chính là tư liệu quý giá nhất của giá trị bộ sách.
Thông tin chi tiết:
- ĐỘNG VẬT CHÍ VIÊT NAM
- THỰC VẬT CHÍ VIÊT NAM